Tổng thống Putin lên tiếng “thức tỉnh” châu Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại diễn đàn năng lượng ở Moscow ngày 12/10 |
Phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ trong mắt nước Nga
Ngoài khẳng định trên, ông Vladimir Putin còn cho rằng Mỹ và những phát ngôn “mang tính thù địch”, từ góc nhìn của ông, mới là kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ sự cố rò rỉ này. Tuy không phủ nhận Nga đã có những hành động đáng bị chỉ trích, nhưng ông khẳng định vụ nổ Nord Stream là động lực cho Mỹ tích cực lên tiếng tố cáo Nga, bằng những lời cũ lẫn mới.
“Ai chủ mưu vụ phá hoại này? Kẻ muốn phá vỡ vĩnh viễn mối quan hệ giữa EU và Nga. Kẻ muốn chấm dứt quyền tự chủ năng lượng của châu Âu, muốn làm suy yếu tiềm lực công nghiệp của lục địa già để chiếm lấy thị trường. Và tất nhiên, kẻ sở hữu kỹ thuật công nghệ đủ mạnh để dàn xếp những vụ nổ như vậy. Chưa kể, đó phải là kẻ có thể làm, có thể để bị bắt quả tang nhưng không thể trừng phạt được. Nếu vậy, quá rõ ràng ai là kẻ hưởng lợi. Vì sự cố này đã góp phần củng cố tầm quan trọng về địa chính trị của những hệ thống vận chuyển khí đốt khác, đang bắt ngang qua lãnh thổ Ba Lan - Ukraine, và được xây dựng bằng tiền của Nga. Chưa kể, từ cơ hội này, Mỹ có thể bán được khí đốt với giá cao”.
“Thức tỉnh” châu Âu
Theo Tổng thống Vladimir Putin, một phần của đường ống dẫn khí Nord Stream 2 vẫn chưa được đưa vào vận hành vì bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine. Tuy vậy, đường ống vẫn sử dụng được đầy đủ chức năng (nếu không phát sinh thêm sự cố), kể cả khi các nhánh ống khác của hệ thống Nord Stream không được sửa chữa.
Do đó, Tổng thống Nga đảm bảo rằng Moscow vẫn có thể cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đoạn ống dẫn còn lại này. Ông tuyên bố: “Nga đã sẵn sàng tiếp tục vận chuyển. Mọi thứ đang đứng ở vạch xuất phát. Nếu muốn, EU chỉ cần bật đèn xanh”.
Ngoài ra, ông Vladimir Putin cũng tiết lộ một hệ thống đường ống dẫn khí mới dưới lòng Biển Đen. Ông cho biết dự án đang được phát triển và sẽ đi vào hoạt động trong tương lai. Theo đó, hệ thống trung tâm phân phối khí đốt mới này sẽ thay thế cho các tuyến đường vận chuyển nhiên liệu và khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
“Những con người châu Âu bình dị đang chịu khổ. Trong một năm, hóa đơn tiền điện và khí đốt của họ đã tăng hơn gấp 3 lần. Như quay lại thời Trung Cổ, người dân phải bắt đầu tích trữ củi để sưởi ấm vào mùa đông này”, ông nói.
Trong bài tường thuật của mình, người đứng đầu Liên bang Nga cáo buộc G7 và EU “phá hủy” thị trường năng lượng toàn cầu bằng cách cố gắng áp trần giá dầu của Nga. Trong mắt ông, “nhiều chính trị gia phương Tây đang thực sự phá hủy nền kinh tế thị trường toàn cầu” và “đe dọa hạnh phúc của hàng tỷ người” với chính sách này.
“Hãy tưởng tượng rằng, một khi chính sách áp trần giá dầu trở thành hiện thực, ai dám đảm bảo rằng mức trần tương tự sẽ không được đặt ra trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế - trong nông nghiệp, trong ngành sản xuất chất bán dẫn, phân bón, luyện kim? Và không chỉ đối với Nga, mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Sẽ không bao giờ có ai dám đưa ra lời đảm bảo. Nhiều chính trị gia phương Tây đang phá hủy nền kinh tế thị trường toàn cầu với những quyết định mạo hiểm của mình. Và trên thực tế, chính họ mới là mối đe dọa đối với hạnh phúc của hàng tỷ người. Các hệ tư tưởng tân tự do ở phương Tây đã và đang phá hủy các giá trị truyền thống. Bây giờ, quá rõ ràng, họ cũng đang muốn tiêu diệt nền kinh tế tự do và cơ hội cho tư nhân”.
Tổng thống Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan |
Kêu gọi làm bền chặt quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Yuri Ouchakov - Nhà ngoại giao Nga cho biết, ông Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc gặp gỡ mới vào hôm 13/10. Trong 3 tháng qua, hai vị lãnh đạo quốc gia đã gặp nhau 3 lần. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường xuyên gặp gỡ ông Volodymyr Zelensky - Tổng thống Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Ukraine vì những yếu tố sau: Ranh giới giáp Biển Đen; nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhia đang bị khủng hoảng; vị thế thành viên của NATO; và sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu của Nga. Dù vậy, nhà ngoại giao người Nga hy vọng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đề nghị ông Vladimir Putin thực hiện hòa giải xung đột.
Thật vậy, ông Yuri Ushakov cho biết: “Ông Erdogan có thể sẽ chính thức đưa ra một đề nghị gì đó. Tôi mong đợi một cuộc thảo luận thú vị và hữu ích, về việc người Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị hòa giải. Nếu các cuộc đàm phán Nga - Ukraine diễn ra, tôi mong tiến trình sẽ được thực hiện trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ngoài ra, ông còn ca ngợi quan điểm trung gian của Ankara, qua việc không cùng châu Âu tham gia vào việc trừng phạt Nga bởi cuộc chiến Nga - Ukraine. Ông đánh giá rằng điều này “tạo thêm động lực cho việc tăng cường hợp tác kinh tế Nga - Thổ Nhĩ Kỳ”.
Theo đó, kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine vào hôm 24/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng duy trì mối quan hệ với cả Ukraine và Nga qua việc đóng vai trò trung gian cho cuộc trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine. Hơn nữa, vào tháng 7 vừa qua, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận hợp tác xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen và eo biển Bosphorus.
Trước đó nữa, vào tháng 3, Ankara cũng đã tập hợp các đại diện của Nga và Ukraine trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ để tiến hành các cuộc đàm phán, nhưng không thành công.
Tổng thống Putin và Gazprom “hé mở” cửa sổ năng lượng mới? |
Tổng thống Putin ra sắc lệnh thu giữ tài sản của Exxon ở Sakhalin-1 |
Tổng thống Putin lên tiếng sau lệnh sáp nhập 4 vùng ly khai Ukraine |
Ngọc Duyên
AFP
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi