Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tổng thống Nga đệ trình dự luật rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở

11:09 | 12/05/2021

1,094 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tổng thống Nga vừa đệ trình lên Duma Quốc gia một dự luật về việc nước này rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
Nga nói gì về việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở?Nga nói gì về việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở?
Các thành viên họp về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mởCác thành viên họp về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở
Đức muốn Mỹ cân nhắc việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời MởĐức muốn Mỹ cân nhắc việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trước đó, Tổng thống Putin đã chỉ định Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sergei Ryabkov làm đại diện chính thức khi Quốc hội Liên bang xem xét dự luật này.

Hồi tháng 5 năm ngoái, Mỹ đã khởi động thủ tục rút khỏi hiệp ước và đến tháng 11, việc này chính thức có hiệu lực. Washington cho rằng, lý do khiến Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở là do Nga liên tục vi phạm các thỏa thuận.

Về phần mình, Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng, việc Washington rút khỏi hiệp ước đã phá vỡ sự cân bằng lợi ích của các quốc gia tham gia.

Sau đó, vào tháng 1/2021, Moscow cũng có động thái tương tự khi ra thông báo khởi động các thủ tục liên bộ để rút khỏi hiệp ước này. Nga cho rằng, sau bước đi của Washington và không có sự bảo đảm từ châu Âu về việc không chuyển dữ liệu về các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ Nga cho phía Mỹ, việc duy trì các chuyến bay sẽ mang lại rủi ro cho an ninh quốc gia Nga.

Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết vào ngày 24/3/1992 tại Helsinki, Phần Lan theo sáng kiến ​​của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George H.W Bush. Các nước tham gia hiệp ước sẽ thiết lập một chế độ bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của 34 quốc gia thành viên, nhằm thúc đẩy sự công khai và minh bạch trong các hoạt động quân sự của các quốc gia này.

Hiệp ước này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2002, cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (bao gồm cả đất liền, đảo và các vùng lãnh hải) và là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc an ninh khu vực châu Âu.

Bình An