Tổng thống Mỹ và Ai Cập bàn về tình hình Libya và chuyện tranh chấp nguồn nước sông Nile
Hai nhà lãnh đạo đã thẳng thắn thảo luận và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về các sự kiện khu vực ở Libya và mối đe dọa của phong trào Huynh đệ Hồi giáo (bị nhiều quốc gia coi là một tổ chức khủng bố). Tình hình chiến sự leo thang ở Libya rõ ràng ảnh hưởng rất xấu đến hòa bình và ổn định ở khu vực Bắc Phi.
Quân của thống chế Khalifa Haftar trước cửa ngõ Tripoli |
Tổng thống Trump và Tổng thống el-Sisi cũng thảo luận về các vấn đề nước rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và Ai Cập. Theo họ, những vấn đề phức tạp này cần được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán, tôn trọng thông lệ quốc tế. Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết họ cam kết tự do tôn giáo, Nhà Trắng cho biết trong thông báo của mình.
Từ năm 2012, Ethiopia đã triển khai dự án xây dựng đập Renaissance quy mô lớn trên sông Blue Nile, theo các chuyên gia, con đập này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình nước ở hạ lưu Sudan và Ai Cập. Kể từ khi con đập này bắt đầu được xây dựng, Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã tổ chức hơn một chục cuộc họp để giải quyết các vấn đề phân phối nước, nhưng cho đến nay vẫn tồn tại sự bất đồng ý kiến.
Vấn đề chính của các cuộc đàm phán ba bên là thời gian mà hồ chứa của đập Renaissance sẽ được lấp đầy. Ai Cập đề xuất dần dần lấp đầy hồ chứa trong vòng mười năm, trong đó cần 74 tỷ mét khối nước. Nhưng Ethiopia khăng khăng sẽ làm điều đó chỉ trong 3 năm. Nếu điều đó diễn ra như vậy, thì mỗi năm Ai Cập và Sudan sẽ bị mất 25 tỷ mét khối nước trong vòng 3 năm liên tiếp.
Ai Cập, hiện đang chọn hạn ngạch 55,5 tỷ mét khối nước mỗi năm, khăng khăng duy trì "quyền lịch sử" đối với nước sông Nile, được đảm bảo bởi các thỏa thuận quốc tế năm 1929 và 1959. Những tài liệu này trao cho Ai Cập và Sudan quyền sử dụng 87% lượng nước sông Nile.
Bá Thủy (Theo RT)
Mỹ yêu cầu thống chế Khalifa Haftar chấm dứt chiến sự ở Libya |
Chiến sự Libya "nóng" trở lại, Mỹ rút quân khẩn cấp |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp