Tổng cục Quản lý thị trường: Các cơ sở kinh doanh chấp hành tốt
Tại TP Hồ Chí Minh, tình hình kinh doanh khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn trên địa bàn thành phố vẫn diễn ra bình thường, không khan hiếm. Tại các siêu thị, chợ truyển thống đều thực hiện đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách tại quầy thanh toán.
Lực lượng QLTT luôn giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, xử lý nghiêm hiện tượng găm hàng, tăng giá. |
Để phục vụ cho nhân dân trong thời gian giãn cách, UBND TP chỉ đạo tăng lượng hàng hóa cung ứng của các hệ thống phân phối, gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng. Do có các ca lây nhiễm nên một số chợ đầu mối và chợ truyền thống được yêu cầu tạm ngưng hoạt động tuy nhiên hàng hóa tươi sống, rau củ quả vẫn được đưa về các điểm tập kết, kho bãi xung quanh các chợ đầu mối, lượng hàng hóa đưa về dồi dào, đa dạng, các thương nhân tại các chợ đầu mối vẫn đưa hàng về và giao trực tiếp cho các thương lái, mối quen và tập trung bán ở một số tuyến đường xung quanh chợ.
Hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi dồi dào, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả ổn định, các siêu thị cũng tăng thời gian bán hàng thêm 3-4 giờ mỗi ngày để phục vụ người dân, các siêu thị cũng nhận đặt hàng qua điện thoại và giao tận nhà, UBND TP cũng yêu cầu các siêu thị tăng lượng hàng hóa tại các quầy thực phẩm chế biến sẵn để phục vụ người dân mua về sử dụng trực tiếp.
Tuy nhiên các mặt hàng thực phẩm tươi sống (rau, củ, thịt, cá) tăng nhẹ do ngành chức năng siết chặt quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ truyền thống, tạm dừng chợ tự phát và nhiều chợ tạm ngưng hoạt động do có ca dương tính SARS-CoV-2. Ngoài ra do giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng do khó khăn trong vận chuyển, các địa phương tăng cường kiểm soát dịch làm gia tăng chi phí xét nghiệm.
Qua giám sát thì hàng hóa tại các chợ được hoạt động và các siêu thị dồi dào, đầy đủ, giá cả ổn định, ghi nhận tại một số chợ được phép hoạt động giá cả một số mặt hàng thiết yếu giảm nhẹ, có niêm yết giá, tuy nhiên lượng người mua giảm mạnh hơn so với các ngày trước đó, do người dân hạn chế ra đường và đã mua dự trữ thực phẩm, nhu yếu phẩm vào các ngày trước đó.
Người dân không nên hoang mang mua sắm quá nhiều hàng hóa không thực sự cần thiết. |
Tại Vĩnh Long, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… có nguồn dự trữ hàng hóa đa dạng, giá cả ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tại các chợ truyền thống, tình hình buôn bán các mặt hàng tươi sống thiết yếu vẫn hoạt động nhưng hạn chế hơn trước, hàng hóa dồi dào, giá cả không biến động, người mua vắng hơn trước do vài ngày mới đi chợ một lần.
Mặt hàng vật tư y tế thiết yếu để phòng chống dịch Covid-19 ở các nhà thuốc như: khẩu trang y tế, nước sát khuẩn vẫn mua bán bình thường, giá cả hợp lý, hàng hóa đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng..
Tại Tiền Giang, thị trường ổn định, các mặt hàng như: khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, găng tay không có biến động về giá; các cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế thực hiện tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hàng hóa khác không khan hiếm, luôn đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng.
Tại Bình Dương, tình hình cung ứng hàng hóa, thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá..., các loại thực phẩm thiết yếu khác tại chợ truyền thống có tăng so với trước đó do trên địa bàn một số chợ bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, một số chợ tự phát, các cơ sở bán lẻ trong đó có chợ đầu mối Hàng Bông Phú Hòa ngưng hoạt động.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh tiếp tục phong tỏa chợ Búng (TP Thuận An), chợ Dĩ An (TP Dĩ An), chợ Tân Uyên (TX Tân Uyên) để phòng chống dịch. Riêng tình hình cung ứng và giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm khô và đặc biệt là các mặt hàng chống dịch như các loại gel, nước rửa tay, xà phòng, khẩu trang vải sát khuẩn tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích... tương đối ổn định.
Tại Phú Yên, trên địa bàn tỉnh các cửa hành kinh doanh mặt hàng trang thiết bị y tế, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, dung dịch nước sát khuẩn; mặt hàng lương thực, thực phẩm... đủ đáp ứng nhu cầu cầu của người tiêu dùng; trên địa bàn không xảy ra hiện tượng khan hiếm hay tăng giá hàng hóa bất thường.
Giả rau củ tăng nhẹ trong những ngày vừa qua do lưu thông hàng hóa còn chậm |
Tại Bến Tre, nhìn chung hàng hóa bình ổn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của người dân; không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc mua gom hàng hóa để tích trữ. Giá cả một số loại hàng hóa như: khẩu trang, nước rửa tay khô, cồn 700, 900, găng tay y tế tương đối ổn định; việc kinh doanh có thực hiện niêm yết giá tại nơi mua bán hàng hóa theo quy định.
Tại An Giang, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong ngày diễn biến ổn định, không biến động. Sức mua giảm so với những ngày qua do người dân đã mua hàng dự trữ trước khi bắt đầu thực hiện theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh.
Giá cả một số mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, trứng, rau, củ, quả... tại các chợ truyền thống, hệ thống siêu thị ổn định, không tăng so với hôm qua, nguồn cung thực phẩm dồi dào, riêng mặt hàng mì Hảo Hảo có hiện tượng hút hàng tại các chợ lẫn siêu thị do giá cả khá rẻ và phù hợp khẩu vị đa số người dân nên được mua dự trữ nhiều. Đối với các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như các loại khẩu trang, nước sát khuẩn có tăng nhẹ với nước rửa tay, nước sát khuẩn, giá các loại khẩu trang y tế hiện nay khoảng 40.000 - 80.000 đồng/hộp (tùy loại).
Tại Cần Thơ, tình hình thị trường trên địa bàn thành phố trong ngày nhìn chung ổn định, hàng hóa thiết yếu trên thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh, đặc biệt các mặt hàng là trang thiết bị, vật tư y tế (như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn…) dùng để phòng, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu thị trường; trên địa bàn thành phố lực lượng QLTT không phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế dùng để phòng, chữa bệnh.
Tại Đồng Tháp, trong ngày hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ich và các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh vẫn đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Không xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và các mặt hàng trang thiết bị y tế dùng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong thời gian tới, Tổng cục QLTT sẽ tiếp tục yêu cầu lực lượng QLTT chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với các loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt là trang thiết bị, vật tư y tế... dùng để phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh Covid-19.
Tính từ ngày 24/7/2020 đến ngày 12/7/2021, lực lượng QLTT đã thực hiện 458 vụ kiểm tra, giám sát, tổng số tiền xử phạt: 1,83 tỷ đồng. Trong những ngày qua, lực lượng QLTT tiến hành giám sát chặt các cơ sở kinh doanh cung ứng lương thực thực phẩm, chưa phát hiện trường hợp nào găm hàng, tăng giá bất thường tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. |
Thành Công
Cung ứng và giá cả hàng hóa các tỉnh thành phố phía Nam đã ổn định | |
Quản lý thị trường chưa phát hiện đầu cơ, tăng giá tại miền Nam | |
Tổng cục Quản lý thị trường chi viện cho Bắc Giang |
-
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/11: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11