Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin tức thế giới 14/2: Trung Quốc phát hiện kháng thể điều trị Covid-19

15:59 | 14/02/2020

8,348 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trung Quốc phát hiện kháng thể điều trị Covid-19; Mỹ sẵn sàng miễn trừng phạt để giúp Triều Tiên chống dịch Covid-19; Australia kiểm soát được cháy rừng… là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 14/2.
tin tuc the gioi 142 trung quoc phat hien khang the dieu tri covid 19
Nhân viên của một bệnh viện tại Vũ Hán, Trung Quốc, cầm mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: AFP

Trung Quốc phát hiện kháng thể điều trị Covid-19

Ông Zhang Dingyu, người đứng đầu bệnh viện Jinyintan Vũ Hán, ngày 13/2 cho biết trong huyết tương của một số bệnh nhân đã được trị khỏi virus corona chủng mới (Covid-19) có xuất hiện kháng thể chống lại mầm bệnh. Theo ông Zhang, các kết quả ban đầu cho thấy sự hiệu quả của phương pháp truyền huyết tương từ các bệnh nhân đã được chữa khỏi với các bệnh nhân đang nhiễm.

Ông Zhang đã kêu gọi những bệnh nhân đã được chữa khỏi quay lại các cơ sở y tế để hiến huyết tương nhằm giúp ngăn chặn dịch bệnh. Tính đến hết ngày 13/2, Trung Quốc có tổng cộng 5.911 bệnh nhân nhiễm bệnh đã được xuất viện. Riêng ngày 13/2, số người được chữa khỏi là 1.171 người, trong khi đó số người tử vong tăng 121 người lên 1.380 người, số ca nhiễm mới tăng 5.090 người lên 63.851 người.

Mỹ sẵn sàng miễn trừng phạt để giúp Triều Tiên chống dịch Covid-19

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/2 bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra ở Triều Tiên và sẵn sàng tạo điều kiện, cũng như khuyến khích công tác của các tổ chức quốc tế nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan tại quốc gia châu Á này.

Trước đó, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã kêu gọi miễn trừ khẩn cấp các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng để giúp ngăn chặn bùng phát dịch Covid-19 tại đây. Cũng trong ngày 13/2, một quan chức của Liên Hợp Quốc bày tỏ nghi ngờ về tuyên bố của Triều Tiên rằng không có trường hợp nhiễm Covid-19 tại quốc gia nghèo đói này.

WHO ca ngợi Campuchia khi quyết định cho du thuyền Westerdam cập cảng

Sau khi bị nhiều cảng châu Á từ chối vì lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19, du thuyền Westerdam chở hơn 1.400 hành khách và 800 thủy thủ đoàn đã được phép cập cảng ở Campuchia trong ngày hôm qua (13/2), sau 2 tuần lang thang trên biển. Bộ Y tế Campuchia đã kiểm tra sức khỏe và cho biết không có người nào trên tàu nhiễm Covid-19.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm nay tới cảng Sihanoukvillera tiếp đón, bắt tay và tặng hoa cho hành khách trên du thuyền Westerdam khi họ xuống tàu để chuẩn bị lên xe buýt ra sân bay về nước. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ca ngợi quyết định cho phép du thuyền cập cảng của Campuchia: "Đây là một ví dụ về tinh thần đoàn kết quốc tế mà chúng tôi đã kêu gọi".

Australia kiểm soát được cháy rừng

Tất cả các đám cháy rừng ở bang New South Wales, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất vì hỏa hoạn ở Australia, đã được kiểm soát vào chiều qua (13/2), Phát ngôn viên của Sở cứu hỏa New South Wales cho biết. Mưa lớn đã giúp dập tắt những đám cháy dọc bờ biển phía đông kể từ tháng 9.

Đây được xem là báo hiệu cho sự chấm dứt của cuộc khủng hoảng cháy rừng kéo dài nhiều tháng tại Australia, khiến 33 người thiệt mạng. Các đám cháy đã thiêu rụi hơn 10 triệu hecta đất, giết chết khoảng một tỷ động vật và phá hủy hơn 2.500 ngôi nhà. Lực lượng lính cứu hỏa đã phải chiến đấu với các đám cháy rừng gần như hằng ngày và họ đã gọi đây là "mùa hè đen" của Australia.

Mỹ “tố” Huawei âm mưu đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ

RT đưa tin, Bộ Tư pháp Mỹ ngày 13/2 đã đưa ra một bản cáo trạng mới chống lại Huawei. Công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc bị cáo buộc đã có âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ 6 công ty Mỹ gồm các nội dung như mã nguồn bộ định tuyến, ăng-ten di động và công nghệ robot.

Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc rằng các hành động của Huawei là một phần của phương thức làm ăn “kéo dài hàng thập niên” của công ty Trung Quốc nhằm chiếm đoạt các công nghệ tinh vi của Mỹ thông qua “gian lận và lừa đảo”. Theo đó, Huawei được cho là đã sử dụng thỏa thuận với công ty Mỹ nhằm tiếp cận các bí mật thương mại và sử dụng chúng vì lợi ích của công ty Trung Quốc.

H.T (t/h)