Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin tức kinh tế ngày 23/10: Vẫn chưa ngã ngũ chuyện làm thêm giờ

19:00 | 23/10/2019

1,134 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thông tin về triển vọng kinh tế Việt Nam, chưa ngã ngũ chuyện làm thêm giờ, lần đầu tiên xuất khẩu sữa chính ngạch sang Trung Quốc... là những tin tức kinh tế nổi bật trong ngày hôm nay 23/10/2019.  

Cập nhật thông tin về triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam

tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio
Ảnh minh họa

Nhằm cập nhật những diễn biến mới nhất về tình hình kinh tế thế giới, khu vực châu Á cũng như toàn cảnh về bức tranh kinh tế Việt nam, nâng cao khả năng nhận định, phân tích và dự báo thị trường của các bộ phận chuyên môn và các đơn vị kinh doanh trong hệ thống, ngày 22/10/2019 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã phối hợp cùng Ngân hàng JP Morgan Chase (Mỹ) tổ chức buổi cập nhật thông tin về triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam tại Hội sở chính của Ngân hàng.

JP Morgan dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2020 sẽ chịu tác động và tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ ở mức 6,4% so với mức 6,8% của năm 2019. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ quanh mức 2,4%, cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục thặng dư. Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục chảy vào nền kinh tế Việt Nam để tận dụng sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm nhẹ từ nay đến tháng 3 đầu năm năm 2020 trước khi tăng trở lại vào cuối năm 2020. Lãi suất VND sẽ ổn định trong ngắn hạn ở mức hiện nay. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khi xếp hạng tín nhiệm quốc gia được dự báo vẫn duy trì ở mức khả quan và triển vọng tích cực.

Uỷ ban của Quốc hội muốn kiểm toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu

tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio
Quốc hội đề nghị kiểm toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Góp ý cho kế hoạch kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đề nghị cần cân nhắc, bổ sung nhiệm vụ kiểm toán một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách lớn như Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Điều này nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém mà Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu.

Trước đó, vào tháng 8/2019, trình bày báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội tuần này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải nói, số tiền trích Quỹ bình ổn xăng dầu được để lại cho các doanh nghiệp đầu mối thực chất là "khoản thu trước của người dân, doanh nghiệp". Ông đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xác định rõ lộ trình hoặc bỏ ngay Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

"Việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng một lít theo Nghị định 83 để tạo quỹ gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá gây ra lạm phát kỳ vọng", đại diện Ủy ban này nói.

Tại văn bản gửi Văn phòng Chính phủ ngày 12/4/2019, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thêm một lần ý kiến về Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo Hiệp hội này, việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu khiến người tiêu dùng “chịu thiệt thòi hơn là được lợi” vì bản chất là người tiêu dùng đang ứng trước cho Quỹ. Bên cạnh đó, việc sử dụng Quỹ mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu.

Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu sữa sang Trung Quốc

tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio
Hệ thống nhà máy, trang trại của Vinamilk.

Từ xuất khẩu tiểu ngạch đến chính ngạch là hành trình dài hơn nửa thập kỷ để mở cửa thị trường Trung Quốc của ngành sữa Việt Nam, điều đó khẳng định chất lượng hàng Việt có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất.

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ các nước, với tổng trị giá lên tới gần 10 tỷ USD trong năm 2018. Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa của Trung Quốc tiếp tục tăng cao, dự kiến tăng trưởng khoảng 45% tính đến năm 2025.

Vì thế, xuất khẩu được sản phẩm sữa sang thị trường 1,4 tỷ dân này được cho là cơ hội vàng cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam.

Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, sau hành trình hơn 5 năm đàm phán, ngày 22/10, lô sữa chính ngạch đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng bổ sung các hương liệu tự nhiên của TH True Milk.

Thị trường viễn thông Việt Nam sẽ có thêm các đối thủ mạnh từ EU

tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio
Ngành điện tử viễn thông sẽ có sự tham gia của các ông lớn châu Âu.

Theo các cam kết EVFTA, thị trường viễn thông sẽ được mở cửa cao hơn theo hướng gia tăng vốn đầu tư nước ngoài. Với nhóm dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, sau 5 năm nữa doanh nghiệp từ EU được phép đầu tư tới 100% vốn. Nhóm dịch vụ giá trị gia tăng có hạ tầng mạng các doanh nghiệp từ EU có thể góp vốn tới 65%.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2020. EVFTA được dự báo mang lại những cơ hội lớn về phát triển thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). EU là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới, cũng là thị trường lớn nhất thế giới với dân số khoảng 513 triệu dân.

Tại Hội thảo EVFTA và ngành tài chính - viễn thông Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 23/10/2019, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI cho biết, dịch vụ viễn thông cũng như các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều có cam kết quan trọng trong EVFTA.

Theo bà Thu Trang: “Thị trường viễn thông Việt Nam sẽ có bước mở cửa rất mạnh sau 5 năm nữa”.

Với lĩnh vực viễn thông, EVFTA có cam kết mở cửa thị trường chia làm hai nhóm: Dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ gia tăng. Với hai nhóm dịch này cũng chia theo hai phương thức cung cấp là: Có hạ tầng mạng và không có hạ tầng mạng, từ nguyên tắc này đã chia thành 4 nhóm cam kết trong EVFTA.

Cụ thể, với các dịch vụ cung cấp qua biên giới cho khách hàng tại Việt Nam, nhóm dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, các nhà cung cấp dịch vụ từ EU được cung cấp dịch vụ không hạn chế, nhưng phải thông qua thỏa thuận thương mại với một tổ chức được thành lập ở Việt Nam và cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.

Với dịch vụ viễn thông vệ tinh, các nhà cung cấp dịch vụ từ EU phải thông qua thỏa thuận thương mại với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế Việt Nam được cấp phép, trừ trường hợp dịch vụ viễn thông vệ tinh cung cấp qua biên giới cho các khách hàng đáp ứng yêu cầu như: Khách hàng kinh doanh ngoài biển, các chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, các đài phát thanh và truyền hình, các văn phòng đại diện chính thức của các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự, các khu phát triển phần mềm và khu công nghệ cao, các công ty đa quốc gia. Và các đơn vị này đã được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất.

Đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và dịch vụ viễn thông cơ bản khác cam kết của Việt Nam cũng được chia theo hai phương thức. Với phương thức cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng EVFTA cho phép các doanh nghiệp EU được liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam trong đó vốn nước ngoài đến 70%. Nhưng sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, vốn nước ngoài được cấp phép mở hơn tới 75%. Với phương thức có hạ tầng mạng, Việt Nam cam kết doanh nghiệp EU được liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam, phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định.

Đối với nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng EVFTA có cam kết mở hơn. Ví dụ, dịch vụ truy nhập Internet, hay dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, sau 5 năm EVFTA có hiệu lực doanh nghiệp có vốn nước ngoài từ EU được phép đầu tư tới 100% vốn. Với nhóm dịch vụ giá trị gia tăng có hạ tầng mạng, sau 5 năm EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp từ EU có thể góp vốn tới 65% vào các liên doanh ở Việt Nam.

Chưa quy định rõ về thời gian làm thêm

tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio
Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) phản đối tăng thêm giờ làm thêm.

Hôm nay (23/10), Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh, cho biết, cùng với ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, quá trình lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật cho thấy, vẫn còn có ý kiến khác nhau về việc tăng thời gian làm thêm và quy định tuổi nghỉ hưu.

Báo cáo trước Quốc hội việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc tăng thời gian làm thêm.

Giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng cao thì cần giảm thời giờ làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Bên cạnh đó, việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác tối đa sức lao động, hậu quả là người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

Từ đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo đề xuất 2 phương án trình Quốc hội là giữ nguyên theo quy định hiện hành và nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ.

Thành Công

tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio

Tin tức kinh tế ngày 20/10: Hàng ngàn trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm ở TP HCM
tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio

Tin tức kinh tế ngày 19/10: Việt Nam bùng nổ thanh toán qua ĐTDĐ
tin tuc kinh te ngay 2310 van chua nga ngu chuyen lam them gio

Tin tức kinh tế ngày 18/10: Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu sữa Việt Nam

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,500 ▼500K 80,500 ▼500K
AVPL/SJC HCM 78,500 ▼500K 80,500 ▼500K
AVPL/SJC ĐN 78,500 ▼500K 80,500 ▼500K
Nguyên liệu 9999 - HN 77,400 ▲150K 77,550 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 77,300 ▲150K 77,450 ▲50K
AVPL/SJC Cần Thơ 78,500 ▼500K 80,500 ▼500K
Cập nhật: 05/09/2024 23:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 77.400 ▲50K 78.600 ▲50K
TPHCM - SJC 78.500 ▼500K 80.500 ▼500K
Hà Nội - PNJ 77.400 ▲50K 78.600 ▲50K
Hà Nội - SJC 78.500 ▼500K 80.500 ▼500K
Đà Nẵng - PNJ 77.400 ▲50K 78.600 ▲50K
Đà Nẵng - SJC 78.500 ▼500K 80.500 ▼500K
Miền Tây - PNJ 77.400 ▲50K 78.600 ▲50K
Miền Tây - SJC 78.500 ▼500K 80.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 77.400 ▲50K 78.600 ▲50K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.500 ▼500K 80.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 77.400 ▲50K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.500 ▼500K 80.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 77.400 ▲50K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 77.300 ▲50K 78.100 ▲50K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 77.220 ▲50K 78.020 ▲50K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 76.420 ▲50K 77.420 ▲50K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 71.140 ▲50K 71.640 ▲50K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 57.330 ▲40K 58.730 ▲40K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 51.860 ▲40K 53.260 ▲40K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 49.520 ▲40K 50.920 ▲40K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 46.390 ▲30K 47.790 ▲30K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 44.440 ▲30K 45.840 ▲30K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 31.240 ▲20K 32.640 ▲20K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 28.040 ▲20K 29.440 ▲20K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 24.520 ▲10K 25.920 ▲10K
Cập nhật: 05/09/2024 23:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,645 ▲10K 7,820 ▲5K
Trang sức 99.9 7,635 ▲10K 7,810 ▲5K
NL 99.99 7,650 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,650 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,750 ▲10K 7,860 ▲5K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,750 ▲10K 7,860 ▲5K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,750 ▲10K 7,860 ▲5K
Miếng SJC Thái Bình 7,850 ▼50K 8,050 ▼50K
Miếng SJC Nghệ An 7,850 ▼50K 8,050 ▼50K
Miếng SJC Hà Nội 7,850 ▼50K 8,050 ▼50K
Cập nhật: 05/09/2024 23:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 78,500 ▼500K 80,500 ▼500K
SJC 5c 78,500 ▼500K 80,520 ▼500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 78,500 ▼500K 80,530 ▼500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 77,300 ▲100K 78,600 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 77,300 ▲100K 78,700 ▲100K
Nữ Trang 99.99% 77,200 ▲100K 78,200 ▲100K
Nữ Trang 99% 75,426 ▲99K 77,426 ▲99K
Nữ Trang 68% 50,831 ▲68K 53,331 ▲68K
Nữ Trang 41.7% 30,263 ▲42K 32,763 ▲42K
Cập nhật: 05/09/2024 23:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,229.70 16,393.64 16,920.26
CAD 17,862.03 18,042.46 18,622.04
CHF 28,508.32 28,796.28 29,721.32
CNY 3,414.61 3,449.10 3,560.43
DKK - 3,613.65 3,752.18
EUR 26,760.93 27,031.24 28,229.43
GBP 31,755.24 32,076.00 33,106.39
HKD 3,094.21 3,125.46 3,225.86
INR - 293.98 305.74
JPY 167.20 168.88 176.97
KRW 16.03 17.81 19.42
KWD - 80,840.61 84,075.97
MYR - 5,648.25 5,771.67
NOK - 2,287.25 2,384.46
RUB - 262.57 290.68
SAR - 6,575.02 6,838.16
SEK - 2,363.16 2,463.60
SGD 18,533.14 18,720.35 19,321.71
THB 650.12 722.35 750.05
USD 24,550.00 24,580.00 24,920.00
Cập nhật: 05/09/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,600.00 24,610.00 24,950.00
EUR 26,906.00 27,014.00 28,136.00
GBP 31,955.00 32,083.00 33,075.00
HKD 3,114.00 3,127.00 3,232.00
CHF 28,699.00 28,814.00 29,713.00
JPY 167.89 168.56 176.38
AUD 16,346.00 16,412.00 16,921.00
SGD 18,668.00 18,743.00 19,295.00
THB 711.00 714.00 746.00
CAD 17,995.00 18,067.00 18,617.00
NZD 15,111.00 15,619.00
KRW 17.75 19.60
Cập nhật: 05/09/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24580 24580 24910
AUD 16419 16469 16981
CAD 18112 18162 18613
CHF 28965 29015 29568
CNY 0 3449.2 0
CZK 0 1060 0
DKK 0 3713 0
EUR 27172 27222 27927
GBP 32275 32325 32977
HKD 0 3185 0
JPY 170.27 170.77 176.28
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.3 0
LAK 0 1.015 0
MYR 0 5887 0
NOK 0 2368 0
NZD 0 15132 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2400 0
SGD 18797 18847 19398
THB 0 693.6 0
TWD 0 772 0
XAU 7950000 7950000 8050000
XBJ 7300000 7300000 7620000
Cập nhật: 05/09/2024 23:45