Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin Thị trường: Những diễn biến khó lường trong nửa cuối năm 2024

17:01 | 08/07/2024

2,814 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giảm dần rủi ro đứt gãy nguồn cung từ khu vực Trung Đông; Thị trường dầu diễn biến khó lường trong nửa cuối năm 2024...
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Giảm dần rủi ro đứt gãy nguồn cung từ khu vực Trung Đông

Tính đến đầu giờ chiều nay 8/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 82,71 USD/thùng - giảm 0,54%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 86,17 USD/thùng - giảm 0,43%.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ nhóm Hamas cho biết đề xuất sửa đổi về thỏa thuận giữa Israel - Hamas đã được nhất trí, theo đó những cuộc đàm phán nhằm trả tự do cho các con tin Israel, bao gồm binh lính và những người còn lại, sẽ diễn ra trong 16 ngày, sau giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận.

Hôm 5/7, Israel cho biết vẫn còn "khoảng cách" với Hamas về việc đảm bảo lệnh ngừng bắn ở Gaza và vấn đề thả con tin, nhưng Israel sẽ vẫn cử một phái đoàn đến đàm phán với các nhà hòa giải Qatar trong tuần này.

Một quan chức cấp cao của Mỹ bày tỏ tin tưởng rằng Israel và Hamas có cơ hội để đạt được thỏa thuận.

Các tiến triển về việc đạt được lệnh ngừng bắn mới tại Dải Gaza đang giảm dần rủi ro bùng phát thêm xung đột giữa Israel với lực lượng Hezbollah tại Lebanon, cũng như có thể giảm các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhắm vào các tàu vận tải ở khu vực Biển Đỏ. Từ đó, giới chuyên gia kỳ vọng có thể giảm dần rủi ro đứt gãy nguồn cung từ khu vực Trung Đông.

Trong khi đó, Lực lượng Tuần duyên Mỹ vừa đưa ra cảnh báo một loạt cảng biển thuộc tiểu bang Texas sẽ buộc phải đóng cửa, khi cơn bão Beryl trên Vịnh Mexico đang hướng vào khu vực này. Việc đóng cửa các cảng biển sẽ khiến các tàu chở dầu không thể cập cảng để vận chuyển dầu thô cho các nhà máy trong khu vực. Một số nhà máy lọc hoá dầu ven Vịnh Mexico cũng đã thông báo giảm công suất hoạt động từ cuối tuần trước, nhằm chuẩn bị chống bão Beryl.

Các ông lớn dầu khí như Shell và Chevron thông báo đã hoàn tất việc sơ tán công nhân khỏi các giàn khoan nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão. Khu vực Vịnh Mexico hiện chiếm khoảng 14% tổng sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ.

Ngoài ra, thị trường hiện cũng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất, sau khi dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và số người mất việc tại Mỹ trong tuần trước đã tăng lên.

Thị trường dầu diễn biến khó lường trong nửa cuối năm 2024

Ở nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố như việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+), các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.

Nhiều nhà phân tích, trong đó có ông Mark Luschini, chiến lược gia đầu tư của công ty tư vấn tài chính Janney Montgomery Scott, đã dự báo giá dầu sẽ phục hồi trong nửa cuối năm. Giá chuẩn Brent từng tăng 20% từ đầu năm đến giữa tháng 4/2024, lên tới 93 USD/thùng, trước khi giảm xuống dưới 80 USD vào cuối tháng 5/2024.

Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu hồi phục tốt hơn dự kiến, và triển vọng các ngân hàng trung ương hạ lãi suất khiến nhiều nhà phân tích coi giá dầu giảm là một biến động ngắn hạn.

Do sự thay đổi về thời điểm Fed có thể cắt giảm lãi suất và khả năng OPEC+ tăng sản lượng vào Quý IV, ông Luschini đã điều chỉnh dự báo giá dầu Brent trong nửa cuối năm 2024 xuống còn 80-85 USD/thùng.

Nhiều chuyên gia khác cũng dè dặt hơn về triển vọng giá dầu trong nửa cuối năm. Đầu tháng này, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo giá dầu Brent trung bình trong năm nay từ mức 88 USD/thùng trước đó xuống còn 84 USD/thùng. Ngay sau đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 khoảng 100.000 thùng/ngày xuống còn 960.000 thùng/ngày.

Những dự báo trái chiều về nhu cầu có thể ảnh hưởng đến giá dầu. OPEC dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, gấp đôi ước tính của IEA. Sự lạc quan này là một trong những lý do khiến OPEC+ tăng sản lượng.

Tương lai của nhu cầu dầu ngày càng rõ ràng

Vào tháng 6 vừa qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu đạt đỉnh trong vòng chưa đầy sáu năm. Cuối tháng đó, Viện Năng lượng tiết lộ nhu cầu vẫn đang tăng và ở những nơi giảm thì mức giảm là rất nhỏ.

Mặc dù hai báo cáo vẽ ra hai bức tranh khá khác nhau, nhưng chúng cũng đưa ra một cái nhìn thoáng qua về tương lai thực tế của cung và cầu dầu, đặc biệt được xem xét trong bối cảnh các xu hướng như sản lượng dầu của Mỹ chậm lại và sự gia tăng gần đây trong hoạt động thăm dò dầu khí tại địa phương của Trung Quốc.

EIA viết trong báo cáo dài hạn về dự báo xu hướng năng lượng: "Việc tăng cường sử dụng xe điện, các công nghệ năng lượng sạch mới nổi và các chính sách hiệu quả mở rộng hơn đang kết hợp để vạch ra một quỹ đạo tăng trưởng chậm hơn nhiều đối với nhu cầu dầu, ổn định vào cuối giai đoạn dự báo 2023-2030 của chúng tôi".

Thực tế cho thấy, trên thế giới, việc áp dụng xe điện đang chậm lại, trong khi số liệu bán hàng Quý II từ Big Auto cho thấy sự đảo ngược một phần, báo hiệu những dự đoán khoa trương về một cuộc cách mạng xe điện vẫn chưa thể trở thành hiện thực trong một sớm một chiều.

Xe điện chắc chắn có tác động đến nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc. Ở những nơi khác trên thế giới, cụ thể là Châu Âu và Bắc Mỹ, sự tăng trưởng về doanh số bán xe điện có tác động không đáng kể đến nhu cầu dầu, theo Viện Năng lượng, nhu cầu này đã giảm 1% ở Châu Âu và 0,8% ở Bắc Mỹ. Đồng thời, nó tăng 5% ở châu Á, bao gồm thị trường xe điện lớn nhất thế giới, Trung Quốc.

Công bằng mà nói, tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đang chậm lại, ít nhất là ở Trung Quốc. Nhập khẩu dầu thô có xu hướng thấp hơn dự kiến ​​kể từ đầu năm và mặc dù có thể lập luận rằng kỳ vọng có thể không thực tế, nhưng sự sụt giảm này đang ảnh hưởng đến triển vọng về nhu cầu.

Bình An