Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin nóng thế giới hôm nay - 2/5

21:06 | 02/05/2019

269 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tổng giá trị các đơn hàng tên lửa của Mỹ lên tới hơn 1 tỷ USD. Đấu súng dữ dội giữa quân đội Ấn Độ và Pakistan tại khu vực LOC. Pakistan tuyên bố thực thi ngay lệnh trừng phạt thủ lĩnh JeM.
tin nong the gioi hom nay 25Tổng thống Maduro kêu gọi tránh bẫy khiêu khích
tin nong the gioi hom nay 25Quân đội Mỹ đe dọa Venezuela
tin nong the gioi hom nay 25Nga chuyển tên lửa S-400 đến Trung Quốc thay thế lô hàng bị hỏng
tin nong the gioi hom nay 25
Nhà thầu quốc phòng Raytheon thu về nhiều nhất với 44 hợp đồng mới trị giá 537 triệu USD. (Nguồn: military.com)

1. Tổng giá trị các đơn hàng tên lửa của Mỹ lên tới hơn 1 tỷ USD

Ngày 2/5, Tổ chức Chiến dịch quốc tế về loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) cho biết tổng giá trị các đơn hàng tên lửa của Mỹ đã lên tới hơn 1 tỷ USD trong 3 tháng sau khi Washington thông báo kế hoạch rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Beatrice Fihn, người đứng đầu ICAN, cảnh báo việc Washington rút khỏi INF đã kích hoạt "một cuộc chiến tranh lạnh mới". Theo báo cáo của ICAN, các hợp đồng mới trên tập trung vào 6 công ty Mỹ.

Trong số này, nhà thầu quốc phòng Raytheon thu về nhiều nhất với 44 hợp đồng mới trị giá 537 triệu USD. Tiếp đó là Lockheed Martin với 36 hợp đồng mới trị giá 268 triệu USD, và Boeing với 4 hợp đồng trị giá 245 triệu USD.

Hiện chưa rõ liệu toàn bộ các hợp đồng mới được ký trong giai đoạn từ ngày 22/10/2018 - 21/1/2019 là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân hay không. Tuy nhiên, ICAN cảnh báo số liệu trên rõ ràng cho thấy xu hướng sản xuất tên lửa mới đang làm lợi cho một số công ty Mỹ và sẽ khiến thị trường ngập tràn các loại tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau.

2. Đấu súng dữ dội giữa quân đội Ấn Độ và Pakistan tại khu vực LoC

Ngày 2/5, đấu súng dữ dội đã xảy ra giữa quân đội Ấn Độ và Pakistan tại khu vực Ranh giới kiểm soát (LoC) - đường biên giới trên thực tế phân chia các vùng lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát. Hiện chưa có báo cáo thương vong do vụ đấu súng mới nhất này.

Các sỹ quan quân đội Ấn Độ cho biết đấu súng xảy ra tại khu vực Kerni, thuộc huyện Poonch, cách thủ phủ Mùa hè Srinagar của Kashmir do Ấn Độ kiểm soát khoảng 180km về phía Tây Nam. Nhà chức trách Ấn Độ đã chỉ thị đóng cửa tất cả những trường học tại Kerni do vụ đấu súng qua biên giới.

Đụng độ quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên đã leo thang kể từ sau vụ đánh bom xe liều chết hôm 14/2 do nhóm phiến quân có căn cứ tại Pakistan thực hiện trên vùng lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến ít nhất 40 cảnh sát bán quân sự của nước này thiệt mạng.

3. Pakistan tuyên bố thực thi ngay lệnh trừng phạt thủ lĩnh JeM

Trang mạng Scroll ngày 2/5 dẫn tuyên bố của Chính phủ Pakistan cho biết nước này sẽ ngay lập tức thi hành lệnh trừng phạt đối với thủ lĩnh nhóm vũ trang Hồi giáo Jaish-e-Mohammad (JeM) Masood Azhar sau khi tên này bị Liên hợp quốc đưa vào danh sách khủng bố quốc tế.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Mohammad Faisal, quyết định trên được đưa ra sau những "tham khảo chính trị". Lệnh trừng phạt sẽ bao gồm việc cấm xuất cảnh, đóng băng tài sản và cấm vận vũ khí. Ông Faisal cũng mô tả khủng bố là "mối đe dọa đối với thế giới".

Trước đó hôm 1/5, Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã liệt Masood Azhar vào danh sách khủng bố toàn cầu.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan, Ủy ban trừng phạt của Liên hợp quốc được vận hành bởi các quy tắc rõ ràng và các quyết định được đưa ra thông qua sự đồng thuận. Pakistan luôn ủng hộ sự cần thiết phải tôn trọng các quy tắc này.

4. Hàng trăm nghìn người phải lánh nạn vì xung đột ở Tây Bắc Syria

Ngày 1/5, Liên hợp quốc cho biết xung đột gia tăng ở khu vực Tây Bắc Syria từ tháng 2 vừa qua đã khiến gần 140.000 người phải lánh nạn.

Ông David Swanson thuộc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết các cuộc giao tranh từ tháng 2 đã khiến hơn 200 thường dân thiệt mạng và hơn 138.500 người, bao gồm phụ nữ, trẻ em đã phải rời khỏi các khu vực phía Bắc tỉnh Hama và phía Nam tỉnh Idlib. Con số này nhiều hơn gấp đôi số người buộc phải rời bỏ nhà cửa trong các trận chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở miền Đông Syria từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2019.

Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở ở Anh ngày 1/5 cho biết, các cuộc tấn công trong hai ngày qua khiến tình hình khu vực trên trở nên căng thẳng nhất kể từ khi thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được ký kết.

5. Mỹ chính thức chấm dứt miễn trừ trừng phạt nhập khẩu dầu Iran

Ngày 2/5, Mỹ đã chính thức chấm dứt việc miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Theo đó, Hàn Quốc đã chính thức ngừng nhập khẩu dầu thô từ Iran bắt đầu từ 13 giờ cùng ngày theo giờ địa phương (11 giờ theo giờ Hà Nội).

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực đàm phán với Mỹ để được gia hạn miễn trừ trừng phạt, song Washington vẫn giữ nguyên lập trường.

Tháng 11 năm ngoái, Mỹ tái áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc thế giới.

Tuy nhiên, Washington áp dụng miễn trừ, theo đó 8 nước và vùng lãnh thổ tiếp tục được mua dầu thô của Iran trong 6 tháng tiếp theo với số lượng hạn chế mà không phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Danh sách này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp.

6. AU gia hạn thời gian để quân đội Sudan chuyển giao quyền lực

Ngày 1/5, Liên minh châu Phi (AU) đã gia hạn thêm 60 ngày cho lực lượng quân đội đang cầm quyền ở Sudan chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự nếu không muốn phải đối mặt với việc bị đình chỉ tư cách thành viên.

AU dọa đình chỉ quy chế thành viên của Sudan sau khi quân đội nước này đảo chính lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir sau gần 3 thập kỷ cầm quyền và cho lực lượng quân đội 15 ngày kể từ ngày 15/4 để chuyển giao quyền lực.

Trong một tuyên bố hôm 30/4, Hội đồng An ninh và hòa bình (PSC) của AU lưu ý rằng Quân đội Sudan vẫn chưa bước sang một bên và cũng chưa chuyển giao quyền lực cho một chính quyền chuyển tiếp dân sự trong khuôn khổ thời hạn chót ban đầu.

Tuy nhiên, PSC cũng thông báo "một giai đoạn bổ sung lên tới 60 ngày để quân đội Sudan chuyển giao quyền lực cho một chính quyền chuyển tiếp dân sự. PSC nhắc lại lập trường của mình là một quá trình chuyển tiếp do quân đội lãnh đạo ở Sudan sẽ hoàn toàn không được chấp nhận và trái với ý chí và khát vọng hợp pháp về một thể chế dân chủ và tiến bộ, cũng như tôn trọng tự do và nhân quyền của người dân Sudan".

Lâm Anh (t/h)