Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin nóng thế giới hôm nay - 11/5

22:09 | 11/05/2019

310 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhiều tổ chức viện trợ phải ngừng hoạt động do bạo lực gia tăng tại Syria. Hạ viện Pháp thông qua dự luật gây tranh cãi về khôi phục Nhà thờ Đức Bà. Sau Trung Quốc, EU sẽ là đối tượng xem xét đánh thuế tiếp theo của Mỹ.
tin nong the gioi hom nay 115
Phụ nữ và trẻ em Syria sơ tán khỏi các khu vực xung đột ở tỉnh Deir Ezzor, ngày 26/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

1. Nhiều tổ chức viện trợ phải ngừng hoạt động do bạo lực gia tăng tại Syria

Ngày 10/5, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc - LHQ (OCHA) khẳng định: "Từ ngày 8/5, ít nhất 16 tổ chức và đối tác cứu trợ nhân đạo đã buộc phải ngừng các hoạt động của mình tại một số khu vực bị ảnh hưởng xung đột". Trước đó, OCHA cho biết đã có 5 nhân viên cứu trợ, trong đó có 2 chuyên gia y tế, đã thiệt mạng do các cuộc không kích và pháo kích.

Chỉ trong vòng 10 ngày, từ 29/4 đến 9/5, tình trạng bạo lực leo thang tại khu vực Tây Bắc Syria đã khiến hơn 180.000 người mất nhà cửa. LHQ quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang xung đột gần đây ở khu vực này. Chương trình Lương thực LHQ (WFP) cũng thông báo đã đình chỉ hoạt động phân phát hàng cứu trợ tới khoảng 47.000 người dân tại các thị trấn và làng...

Căng thẳng leo thang sau khi phiến quân đã bắn nhiều rocket vào căn cứ không quân của Nga ở Syria ngày 8/5. Tổng cộng 12 rocket đều bị các phương tiện trực chiến Hệ thống phòng không của Nga bắn hạ. Trong tuần này, với sự yểm trợ của không quân Nga, quân đội Syria đã mở chiến dịch tấn công trên bộ nhằm sườn phía Nam của khu vực phiến quân chiếm đóng, bao gồm tỉnh Idlib và một số khu vực của các tỉnh phụ cận.

2. Hạ viện Pháp thông qua dự luật gây tranh cãi về khôi phục Nhà thờ Đức Bà

Ngày 10/5, với 32 phiếu ủng hộ, 5 phiếu chống và 10 phiếu trắng, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật gây tranh cãi về việc khôi phục Nhà thờ Đức Bà trong vòng 5 năm, sau khi di sản thế giới nổi tiếng tọa lạc ở trung tâm thủ đô Paris này bị hủy hoại trong một vụ hỏa hoạn lớn vào tháng 4/2019.

Việc khôi phục nhà thờ Gothic 850 năm tuổi, với phần lớn mái bằng gỗ đã bị thiêu rụi, sẽ là thách thức lớn chưa từng có của Chính phủ Pháp. Phát biểu khai mạc cuộc họp Hạ viện, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester nhấn mạnh 5 năm là "khung thời gian đầy tham vọng" và cho biết, khoản quyên góp phục dựng Nhà thờ, khoảng 1,1 tỷ USD, sẽ được sử dụng "hoàn toàn và dành riêng" cho dự án tu bổ Notre-Dame.

Dự luật về trùng tu nhà thờ cũng đề xuất thành lập một cơ quan giám sát tiến độ và đề cập đến nhiều vấn đề như kiểm soát lượng tiền quyên góp, giảm thuế đối với những người quyên góp… Nhiều nghị sĩ Pháp cũng cho rằng nhà thờ cần được xây dựng lại theo đúng thiết kế trước đó mà không nên "thêm thắt" bất cứ chi tiết sáng tạo nào. Dự luật về trùng tu Nhà thờ Đức Bà sẽ được trình lên Thượng viện Pháp xem xét vào ngày 27/5 tới.

3. Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela

Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/5 cho biết nước này đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào 2 công ty và 2 tàu vì đã vận chuyển dầu của Venezuela sang Cuba. Cụ thể, 2 công ty bị liệt vào danh sách trừng phạt là Monsoon Navigation Corporation và Serenity Maritime Limited, 2 tàu chở dầu là Leon Dias và Ocean Elegance (đều đăng ký tại Panama), bị áp đặt trừng phạt vì đã vận chuyển dầu từ Venezuela sang Cuba từ cuối năm 2018 đến hết tháng 3/2019.

Lệnh trừng phạt nói trên là một phần trong một loạt biện pháp mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra nhằm cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Venezuela. Với các lệnh trừng phạt này, các công ty và tàu này sẽ bị cấm giao dịch với các công ty và cá nhân Mỹ, đồng thời tài sản thuộc sở hữu và kiểm soát của họ tại Mỹ cũng sẽ bị đóng băng.

Trước đó, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza đã khẳng định các lệnh trừng phạt và phong tỏa tài chính do chính quyền Tổng thống Trump áp đặt chống lại Caracas là hoàn toàn bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế. Chính quyền của Tổng thống Maduro cũng cáo buộc Mỹ có vai trò trong âm mưu lật đổ chính quyền hợp hiến của Venezuela nhằm thúc đẩy một cuộc nội chiến tại quốc gia Nam Mỹ này.

4. Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục hợp tác thương mại đa phương

Ngày 10/5, phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO, Tổng thư ký LHQ António Guterres đã khẳng định: Một hệ thống thương mại dựa trên các quy tắc, công bằng và không phân biệt đối xử không chỉ vì lợi ích của tất cả các đối tác thương mại, mà còn cần thiết để bảo vệ lợi ích của các nền kinh tế nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Người đứng đầu LHQ cũng cảnh báo rằng căng thẳng thương mại leo thang trong năm qua "đe dọa sự tăng trưởng thương mại quốc tế và nền tảng của bản thân hệ thống thương mại đa phương vốn dựa trên các quy tắc". Ông Guterres nhấn mạnh: "Khi căng thẳng thương mại gia tăng, không có người chiến thắng, chỉ có người thua cuộc, đặc biệt là trong số các nước đang phát triển".

Ông Guterres nhấn mạnh rằng các nỗ lực cải cách của WTO cần được dẫn dắt bởi các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của LHQ. Trong bối cảnh này, ông Guterres hoan nghênh các sáng kiến như loại bỏ trợ cấp thủy sản không lành mạnh, giúp các nước đang phát triển tiếp cận thuốc generic với giá rẻ hơn, cải thiện tính minh bạch trong trợ cấp nông nghiệp, tăng cường nỗ lực để đạt được an ninh lương thực và tuân thủ các thực hành nông nghiệp bền vững.

5. Sau Trung Quốc, EU sẽ là đối tượng xem xét đánh thuế tiếp theo của Mỹ

Sau khi tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 10/5, đối tượng tiếp theo mà Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể hướng đến là Liên minh châu Âu (EU), khi ông dự kiến đưa ra quyết định đối với mặt hàng ô tô của khối này vào tuần tới.

Hồi tháng Hai, Tổng thống Trump đã nhận được báo cáo điều tra cho rằng mặt hàng ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu đang đe dọa an ninh quốc gia. Thời gian cân nhắc của ông Trump sẽ kết thúc vào ngày 18/5. Các nhà sản xuất ô tô dự đoán ông Trump sẽ gia hạn thời gian này thêm đến 6 tháng, dù ông vẫn có thể sẽ ấn định một thời điểm đánh thuế mới nếu Mỹ không đạt được thỏa thuận nào với EU và Nhật Bản.

Hồi tháng trước, EU đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán chính thức với Mỹ, nhất là về vấn đề giảm thuế đối với các hàng hóa công nghiệp. Nhưng nếu Washington áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại mới, các cuộc đàm phán này sẽ bị đình lại và Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đánh thuế đối với 20 tỷ euro (22,46 tỷ USD) hàng hóa của Mỹ.

Hải Bình (t/h)

tin nong the gioi hom nay 115Mỹ dọa trừng phạt quân đội Venezuela nếu không rời bỏ Tổng thống Maduro
tin nong the gioi hom nay 115Ông Trump ra lệnh đánh thuế tiếp với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
tin nong the gioi hom nay 115Nga thành lập nhóm đối lập tại LHQ bảo vệ Venezuela