Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Hãy coi nhân lực cao là hàng hóa!

09:00 | 21/06/2012

844 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cương lĩnh của Đảng xác định, nguồn nhân lực cao phục vụ các ngành công nghiệp hiện đại và đổi mới căn bản, là lĩnh vực quan trọng nhất trong Chiến lược phát triển kinh tếxã hội giai đoạn 20112020 (hai lĩnh vực còn lại là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nâng cao năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng). Phóng viên Báo Năng lượng Mới vừa có cuộc trao đổi với nguyên Tổng cục trưởng Bưu điện, TS Mai Liêm Trực xung quanh vấn đề này.

PV: Khái niệm nguồn nhân lực cao để thấu hiểu thật cặn kẽ sẽ là gì, thưa ông?

TS Mai Liêm Trực: Một trong những nhận thức rõ ràng về lý luận, cũng như từ thực tế rằng: Nguồn nhân lực luôn là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức, hay rộng hơn là của một quốc gia. Nhưng khi nói nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất thì cần phải hiểu đó là những con người có tri thức, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm và có trách nhiệm cho việc đạt tới tầm nhìn, sứ mạng của đại cuộc, chứ không phải con người chung chung. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế. Quan điểm của cá nhân tôi, nhân lực cao có nghĩa là nhân lực chuyên nghiệp, vậy thôi!

TS Mai Liêm Trực (phải) trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới

Khi mới bắt đầu mở cửa, nhiều người tự hào cho rằng, một trong những đặc tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là lao động giá rẻ. Tuy nhiên, quá trình hội nhập đã cho thấy rõ, lao động giá rẻ không phải là lợi thế, nó thể hiện sự yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực và từ đó dẫn tới giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế thấp và cuối cùng dẫn tới chất lượng cuộc sống thấp. Ai dám khẳng định nhân công giá rẻ của Việt Nam có thể cạnh tranh được Myanmar và Ấn Độ vào thời điểm hiện tại?

Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trong điều kiện của thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức ngày nay, bối cảnh cạnh tranh của thế giới cũng đã và đang thay đổi. Cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang là chủ đề quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của các quốc gia cũng như từng tổ chức.

PV: Từng là lãnh đạo ngành Bưu điện – một trong những ngành có hàm lượng tri thức cao trong nền kinh tế, ông có nhận xét gì về nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam?

TS Mai Liêm Trực: Việt Nam có dân số trẻ, với hơn 1 triệu người tham gia vào lực lượng lao động mỗi năm. Có thể đánh giá rằng, thị trường lao động của chúng ta rất giàu tiềm năng. Trước đây, khi khoa học kỹ thuật, công nghệ chưa phát triển, nhu cầu về lao động trình độ vừa phải có thể cao, còn hiện nay khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi lao động cũng phải thay đổi về mọi mặt như nâng cao chất lượng tay nghề, kỹ năng. Đơn giản đây là sự vận động của xã hội, của nền kinh tế non trẻ để thích ứng với thị trường. Vì thế nhu cầu về lao động phổ thông trình độ thấp ngày càng giảm và Việt Nam đang ở trong tình trạng này.

Chúng ta có thể nhận thấy, trong toàn bộ quá trình đào tạo nguồn nhân lực cao có cái hay và cái dở. Nói đến nguồn nhân lực (NNL) hay phát triển nguồn nhân lực cao (PTNNL) là vấn đề đào tạo, trình độ học vấn… Việc sử dụng NNL hay nói cách khác là nhu cầu phát triển NNL phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, khi xã hội có nhu cầu thì việc đào tạo phát triển rất mạnh mẽ, “cung sẽ phải có cầu”, đó là quy luật tất yếu của thị trường. Sức lao động có giá trị rất lớn về mặt tinh thần, những mặt khác lại được trả giá bằng giá trị vật chất. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường sức lao động phải được đánh giá đúng, tức là bằng giá trị, kết quả lao động mà người lao động bỏ ra, không chỉ bằng giá trị tiền bạc mà cả tinh thần. Người sử dụng lao động phải biết nhìn nhận, đánh giá khách quan và động viên, khen thưởng đúng với sức lao động người ta bỏ ra. Có coi sức lao động là hàng hóa, khi thị trường lao động có cạnh tranh thì chúng ta mới có thể gián tiếp đẩy lùi hiện tượng chạy chức chạy quyền, mua – bán ghế. Cũng bởi thế mà nhiều doanh nghiệp, đơn vị vẫn xảy ra chuyện chảy máu chất xám, nhân tài không được trọng dụng, dẫn đến tình trạng lãng phí cho xã hội. Đặc biệt, trong các cơ quan Nhà nước hiện nay muốn tìm người tài, cần phải có biện pháp dung nạp người tài, có chế độ và tạo điều kiện tốt để thu hút họ…

PV: Cơ sở nào để ông tin rằng thực tế trên là điều tất yếu với một nền kinh tế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam, thưa ông?

TS Mai Liêm Trực: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, vấn đề này là bình thường, gọi là dịch chuyển lao động, thị trường phải có cạnh tranh. Vấn đề sử dụng lao động như thế nào ở các cơ quan Nhà nước nói chung và các nhà máy, công ty nói riêng, đó mới là điều quan trọng nhất. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hiện nay cơ bản vẫn chạy theo cơ chế thị trường, các cơ sở giáo dục đào tạo vẫn phải dựa trên cơ sở nhu cầu của xã hội. Hiện nay người ta vẫn nói đến cơ chế ngân sách Nhà nước, các cán bộ, con em làm trong cơ quan Nhà nước được cử đi học là không phải bỏ tiền túi mà là Nhà nước “lo trọn gói”, tuy nhiên cần nói thêm rằng, việc lo cho con cái ăn học (đi học) chủ yếu vẫn là trách nhiệm của cha mẹ, gia đình. Ở đây chúng ta cần đề cập đến hai vấn đề chính là sử dụng người lao động và NNL. Tại Đại hội 11 có nêu, 3 mục tiêu quan trọng của nguồn NNL, chủ yếu là phát triển NNL, đó là mục tiêu để phát triển đất nước, trong các doanh nghiệp thì việc nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp đó, để từ đấy đi vào công nghệ, lĩnh vực mới… góp phần phát triển đất nước.

PV: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn, về chất lượng lao động Việt Nam theo tiêu chuẩn chung của thế giới?

TS Mai Liêm Trực: Hiện nay trên 65% lao động Việt Nam không có kỹ năng và trên 75% lao động từ 20-24 tuổi cũng không có kỹ năng hoặc kỹ năng kém. Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp ở nửa dưới về phát triển nguồn nhân lực. Với ít nhất 50% công việc tại Việt Nam nằm trong diện không chính thức với mức lương thấp hơn mức tối thiểu và không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và y tế. Do vậy, cải thiện và nâng cấp tính linh hoạt và kỹ năng của lực lương lao động là một trong những nhiệm vụ then chốt của Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (cả trong nước và nước ngoài) đang thay đổi một cách nhanh chóng.

PV: Theo ông, để thực hiện quá trình nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam cần bao nhiêu thời gian?

TS Mai Liêm Trực: Không ở đâu và không thể có thời gian chung chung cho một quá trình xây dựng và phát triển nhân lực. Đâu cũng vậy thôi, chuẩn bị, bồi dưỡng lớp kế cận có năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Công tác này phải được lập trình và tiến hành với từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn thì mục tiêu và nhiệm vụ cần hoàn thành sẽ khác nhau, có thể là 3 đến 5 năm, hoặc 10 đến 15 năm. Đào tạo đã khó, sử dụng tối đa nhân lực cao còn khó gấp bội.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Tùng Lê (thực hiện)

Năng lượng Mới số 130, ra ngày 19/6/2012