Tiến độ hoàn thành vào năm 2025 khó khả thi?
Chiều ngày 24/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra về nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Trình bày báo cáo thẩm tra tại hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý về hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính của dự án. Theo đó, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, nếu xét các thông số của Báo cáo thì Dự án có hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, cần lưu ý doanh thu, lợi nhuận còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sản lượng hành khách của Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sản lượng ngành hàng không và mức tăng trưởng GDP, trong khi những thông số này biến động phụ thuộc nhiều biến số, kể cả biến động kinh tế quốc tế, khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực và trên thế giới.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng Dự án theo Nghị quyết 53 của Quốc hội đang được UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện |
Hơn nữa, tỷ suất nội hoàn kinh tế được tính trên cơ sở tổng mức đầu tư do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam lập và với điều kiện không tăng vốn trong quá trình đầu tư xây dựng. Nếu nhà đầu tư không phải là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hoặc trong quá trình đầu tư xây dựng làm tăng tổng mức đầu tư thì tỷ suất nội hoàn có thể thay đổi.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, theo báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án có thể đạt tiến độ như Nghị quyết của Quốc hội giao là hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025, tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về tiến độ hoàn thành vì sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, tiếp tục phải lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự án, sau đó mới khởi công, thời gian cần thiết để hoàn thành còn khá dài.
Mặt khác, công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo Nghị quyết 53 của Quốc hội đang được UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện, tính đến tháng 8/2019 việc giải ngân mới chỉ đạt 1,07% mức vốn được giao. Do đó, trước vấn đề này, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ có các giải pháp, chỉ đạo quyết liệt để Dự án hoàn thành đúng tiến độ khi đã được Quốc hội thông qua.
Về quy mô đầu tư giai đoạn 1 của Dự án, gồm 3 giai đoạn đầu tư với mục tiêu khi hoàn thành sẽ đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 05 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 01 đường cất hạ cánh và 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm với tiến độ chậm nhất đưa vào khai thác trong năm 2025.
Ủy ban Kinh tế tán thành quy mô giai đoạn 1 của Dự án đã được nghiên cứu theo Nghị quyết 94, tuy nhiên đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu và đầu tư giai đoạn 2, giai đoạn 3 của Dự án để vừa bảo đảm tính cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực, vừa có thêm đường cất hạ cánh dự phòng cho đường cất hạ cánh thứ nhất để quá trình khai thác được liên tục, hiệu quả.
M.L
Long Thành sẽ là thành phố sân bay |
Băn khoăn việc “chỉ định thầu” doanh nghiệp khai thác sân bay Long Thành |
Ba tuyến giao thông kết nối với sân bay Long Thành |
Trình bày báo cáo thẩm tra tại Hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, đối với các nội dung Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua, Ủy ban Kinh tế cho rằng, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị quyết số 49/2010/QH12 về dự án, công trình quan trọng quốc gia thì trường hợp dự án, công trình có tổng vốn đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện kéo dài trong nhiều năm thì Quốc hội có thể xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chung, sau đó trên cơ sở dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư cụ thể.
Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã quy định: “Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của Dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư”. Vì vậy, việc Chính phủ trình Quốc hội Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 trước khi quyết định đầu tư là phù hợp.
Tuy nhiên, để Quốc hội có cơ sở thông qua thì Hội đồng thẩm định phải có báo cáo đầy đủ các nội dung và chỉ tiêu cụ thể nhưng cho đến nay Hội đồng thẩm định chưa có báo cáo đầy đủ, chưa làm rõ một số nội dung theo Nghị quyết 94 như tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và tài chính của Dự án, công nghệ chính, quản lý vận hành, khai thác và đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế chính sách đặc thù, do đó, không có đủ cơ sở và căn cứ để Quốc hội xem xét quyết định.
Luật Đầu tư công cũng không quy định Quốc hội phải thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi và Nghị quyết 94 không quy định nội dung cụ thể của Báo cáo nghiên cứu khả thi Quốc hội phải thông qua, do đó, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đề nghị Quốc hội chỉ xem xét quyết định các đề xuất trong Tờ trình của Chính phủ và những nội dung quan trọng của Dự án. Sau khi Hội đồng thẩm định có báo cáo, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định đầu tư Dự án giai đoạn 1 theo quy định của pháp luật.
Về quy mô đầu tư giai đoạn 1 của Dự án, gồm 3 giai đoạn đầu tư với mục tiêu khi hoàn thành sẽ đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 05 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 01 đường cất hạ cánh và 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm với tiến độ chậm nhất đưa vào khai thác trong năm 2025.
Ủy ban Kinh tế tán thành quy mô giai đoạn 1 của Dự án đã được nghiên cứu theo Nghị quyết 94, tuy nhiên đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu và đầu tư giai đoạn 2, giai đoạn 3 của Dự án để vừa bảo đảm tính cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực, vừa có thêm đường cất hạ cánh dự phòng cho đường cất hạ cánh thứ nhất để quá trình khai thác được liên tục, hiệu quả.
Về kiến nghị điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, nếu bổ sung diện tích đất thu hồi vào Nghị quyết 53 thì trình tự, thủ tục phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án, do đó, đề nghị đưa diện tích đất thu hồi vào giai đoạn 1 của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành để thi công nhanh 02 tuyến giao thông kết nối, trước mắt là đường công vụ phục vụ cho việc thi công các hạng mục của sân bay; kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy từ vốn đầu tư giai đoạn 1 của Dự án.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo khung chính sách được Chính phủ phê duyệt khi thực hiện Nghị quyết 53 của Quốc hội. Đồng thời, Ủy ban Kinh tế tán thành với việc sử dụng diện tích đất dùng chung (480ha). Việc dùng chung diện tích đất này vừa bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, vừa bảo đảm thực hiện kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng. Việc quản lý, sử dụng diện tích đất dùng chung thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam.
Cần lưu ý về doanh thu, lợi nhuận
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường