Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thực hư kế hoạch tấn công Tân Cương của ISIS

07:00 | 19/08/2014

3,136 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Báo Ðài Loan Wantchinatimes (10-8-2014) và cả chuyên san ngoại giao uy tín của Mỹ Foreign Policy (11/8/2014), dẫn lại từ Phoenix Weekly, đã đăng một tin đáng chú ý: Tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan cực kỳ nguy hiểm ISIS (“Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria”) đang có kế hoạch tấn công Tân Cương! Ðây chắc chắn là vấn đề nghiêm trọng thật sự đối với Trung Quốc…

Sự trả thù của ISIS

Ngày 4/7/2014, lãnh tụ ISIS Abu Bakr al-Baghdadi đã phát một băng hình miêu tả chi tiết mở rộng cuộc thánh chiến tại 20 quốc gia, trong đó Trung Quốc đứng đầu bảng!

“Nhân danh Thượng đế, chúng ta sẽ trả thù. Nếu thậm chí điều đó mất thời gian, chúng ta vẫn sẽ trả thù và chúng ta sẽ phải trả đũa gấp đôi và hơn thế nữa” - al-Baghdadi nói - “Ngày đó sẽ đến khi tín đồ Hồi giáo có mặt khắp nơi như những ông chủ quý phái. Những kẻ dám đứng lên chống lại họ sẽ bị trừng trị và mọi bàn tay chạm đến họ sẽ bị cắt bỏ”.

Trong cuộn băng, al-Baghdadi nhắc đến Trung Quốc và Tân Cương nhiều lần đồng thời chỉ trích chính sách đàn áp người Hồi Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh. Cần nhấn mạnh, ISIS là nhóm Hồi giáo cực đoan (theo dòng Hồi giáo Sunni) nguy hiểm và tàn ác nhất thế giới hiện nay. Cuối tháng 7/2014, họ từng phanh thây lính Syria rồi treo đầu lên hàng rào…

ISIS và kế hoạch tấn công Tân Cương

Hiện trường một vụ khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ tại Côn Minh vào tháng 3/2014

Tình hình Tân Cương trở nên xấu nghiêm trọng vài năm gần đây. Từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn (Guo Shengkun) đã đến Tân Cương ba lần. Làn sóng chống đối bằng bạo lực của người Duy Ngô Nhĩ khiến Bắc Kinh đưa ra chính sách kiểm soát gắt gao càng đẩy tình hình đến cục diện phức tạp. Chính quyền Tân Cương đã ban lệnh cấm để râu và mặc áo choàng che mặt. Trong tháng chay Ramadan, kết thúc vào tháng 7/2014, sinh viên và viên chức chính quyền còn bị cấm ăn chay - theo New York Times (7/8/2014).

Tháng 5/2014, một nhóm người Duy Ngô Nhĩ tại Nam Tân Cương đã xúm vào đánh một hiệu trưởng bởi tội giúp chính quyền “lùa” các nữ sinh mặc áo trùm che mặt lên phòng giám thị. Phản ứng, cảnh sát nổ súng vào đám đông giận dữ, làm chết ít nhất 4 người. Tháng 6/2014, bốn người Duy Ngô Nhĩ cũng bị bắn chết trong một cuộc đụng độ với viên chức chính quyền khi một phụ nữ bị dỡ áo che mặt trong lúc khám xét…

Bất ổn ở Tân Cương, khó khăn ở Iraq

Vấn đề ở chỗ việc gây thù với người Hồi giáo Tân Cương đang ảnh hưởng mạnh đến chuyện làm ăn của Trung Quốc tại Iraq.

Tân Hoa Xã cho biết, hơn 10.000 công nhân, nhân viên Trung Quốc làm việc tại Iraq đã phải sơ tán. Ngày 8/7/2014, công sứ Trung Quốc Ngô Tư Khoa (Wu Sike) đến Baghdad gặp Thủ tướng Nouri al-Maliki với lời hứa ủng hộ “cuộc chiến chống khủng bố”.

Cây bút người Mỹ gốc Hoa Trương Gia Ðôn (Gordon Chang) đã có lý khi viết trên Forbes (15/6/2014) rằng, nếu có nước nào nên dội bom Iraq (tấn công ISIS) thì nước đó phải là Trung Quốc, vì Trung Quốc chứ không phải Mỹ đang kiếm ăn bộn trên đất Iraq! Thật xấu hổ khi Bắc Kinh đang núp trong hầm và cần bom Mỹ để giúp bảo vệ quyền lợi của họ và càng mỉa mai hơn khi trước kia Bắc Kinh “cực lực lên án” việc Mỹ tiêu diệt Saddam Hussein…

Trong khi đó, trên thực tế, Mỹ đã chẳng còn cần Iraq, xét về lợi ích kinh tế. Mỹ hiện là nhà sản xuất xăng và khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Nhập khẩu năng lượng của Mỹ đã giảm 5 năm qua (khí thiên nhiên giảm 32% và dầu 30%). Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc nguồn năng lượng nhập khẩu, chỉ riêng Iraq là 1,5 triệu thùng/ngày (bpd); gần 1/2 sản lượng khai thác của công nghiệp dầu Iraq.

Cần nhắc lại, giấy phép khai thác dầu đầu tiên mà Iraq ký với đối tác nước ngoài sau khi Baghdad sụp đổ năm 2003 cũng là với Trung Quốc chứ không phải Mỹ, khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC - “Trung Quốc thạch du thiên nhiên khí tập đoàn công ty”) giành được hợp đồng 3,5 tỉ USD với dự án khai thác mỏ Al-Ahdab vào tháng 11/2008. Sau thương vụ Al-Ahdab, CNPC giành tiếp hợp đồng 15 tỉ USD với dự án khai thác mỏ Rumaila ở Nam Iraq (được xem là mỏ dầu lớn thứ hai thế giới) vào tháng 11/2009. Một tháng sau, CNPC lại được trao 50% cổ phần trong dự án mỏ dầu Halfaya… Nói thêm, Iraq hiện là nhà xuất khẩu dầu lớn thứ ba thế giới (sau Arập Xêút và Nga), với trữ lượng dầu lớn thứ năm (143,1 tỉ thùng) và trữ lượng khí lớn thứ 12 - theo BP Statistical Review of World Energy 2012. Không chỉ trữ lượng nhiều, dầu Iraq còn rẻ, xét về chi phí khai thác (thấp hơn 15 lần so với Nga và 30 lần so với Canada).

Trung Quốc thâm nhập sâu vào Iraq, không chỉ kinh tế và dầu hỏa mà còn cả hợp đồng vũ khí. Cần nhắc lại, trong cuộc chiến Iran - Iraq từ 1980-1988, Trung Quốc đã bán vũ khí và kỹ thuật quân sự cho cả hai bên và bỏ túi khoảng 8 tỉ USD. Từ 1982-1989, Trung Quốc hốt được gần 5 tỉ USD tiền vũ khí bán cho Baghdad (chiếm 31,4% doanh số vũ khí Trung Quốc trong thời gian này). Sau cuộc chiến Iran-Iraq, các thương vụ vũ khí Trung Quốc cho Iraq bắt đầu giảm mạnh và họ gần như mất hẳn thị trường này sau cuộc chiến Vùng Vịnh 1991. Năm 2004, luật cấm vận vũ khí kéo dài 14 năm của Liên Hiệp Quốc đối với Iraq kết thúc. Trung Quốc lại nhảy vào. Năm 2007, Trung Quốc đã bán cho Iraq số súng hạng nhẹ trị giá 100 triệu USD...

* Kỳ sau: Vì sao Trung Quốc lọt tầm ngắm của khủng bố Hồi giáo?

Mạnh Kim