Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thứ trưởng Bộ Công an nói về việc Phạm Nhật Vũ được hưởng chính sách hình sự đặc biệt

21:17 | 04/09/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
Thứ trưởng Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc giải thích, chính sách hình sự đặc biệt cơ quan điều tra đề nghị áp dụng với bị can Phạm Nhật Vũ trong vụ AVG được quy định cụ thể trong luật, chỉ dành cho người phối hợp tích cực để làm rõ và khắc phục hậu quả vụ án.

Rất nhiều câu hỏi xung quanh vụ án Mobifone mua lại 95% cổ phần truyền hình AVG được đặt ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra tối 4/9/2019.

Dư luận thắc mắc về việc bị can Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu AVG được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt.

Lý do chỉ bị can này được hưởng chính sách hình sự đặc biệt mà các bị can “đầu vụ” như 2 cựu Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn không được hưởng?

Đường đi của 6 triệu USD mà các đối tượng là cán bộ nhà nước đã nhận hối lộ trong vụ án này, trong đó có 3 triệu đô mà Phạm Nhật Vũ chuyển cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son?

thu truong bo cong an noi ve viec pham nhat vu duoc huong chinh sach hinh su dac biet
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc (thứ 2 từ phải sang) trả lời câu hỏi của báo giới.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công an – Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, kết luận điều tra vụ án đã được hoàn thành, ban hành ngày 31/8 vừa qua. Những ngày qua, các phương tiện truyền thông, báo chí đã thông tin tương đối đầy đủ về các nội dung Cơ quan điều tra – Bộ Công an kết luận về vụ án, hành vi của các đối tượng.

“Nói về chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam, các quy định được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể để ghi nhận sự hợp tác của những người có hành vi phạm tội đối với việc khai báo cũng như việc khắc phục tội phạm. Chính sách này chỉ được áp dụng với những người đã rất tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra vụ án, trong trường hợp này là bị can Phạm Nhật Vũ” – Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đáp.

Trước đó, nói về quá trình đấu tranh với các bị can là những người có chức vụ bị kết luận hành vi “tham ô tài sản” trong vụ án này, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí khái quát: “Đấu tranh để cho họ thừa nhận đã nhận hối lộ tiền triệu USD là không đơn giản”.

“Ngay từ giai đoạn đầu, việc đấu tranh với các đối tượng đã khó khăn. Riêng chuyện “mời” được mấy ông Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương vào trong trại giam cũng là một cuộc đấu. Ban đầu các ông ấy không nhận. Vì thế, nhiều người nói đừng bắt các vị đó nhưng không bắt không “đấu” được. Vậy nên riêng chuyện đến giờ các đối tượng đã khai nhận việc nhận hàng triệu đô la và chốt được tội danh là cả một nỗ lực lớn” – Viện trưởng Lê Minh Trí thông tin.

Một Thứ trưởng khác của Bộ Công an – Thượng tướng Lê Quý Vương cũng nhận định, chứng minh chuyện đưa/nhận hối lộ trong vụ án là rất khó khăn, lực lượng điều tra hết sức cố gắng mới tra ra được.

Kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và nhận hối lộ" xảy ra tại Tổng công ty MobiFone và một số đơn vị liên quan, Cơ quan điều tra, Bộ Công an đề nghị truy tố 14 bị can liên quan đến vụ án về các tội danh nêu trên, trong đó bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn bị đề nghị truy tố về 2 tội danh: "Vi phạm quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ".

Theo kết luận điều tra, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ đã nhiều lần liên lạc, gọi điện thoại, nhắn tin để hối thúc, mong muốn ông Son chỉ đạo để sớm bán được cổ phần.

Ngoài ra, ông Nguyễn Bắc Son biết nhiệm kỳ Bộ trưởng đến tháng 4/2016 là hết nên muốn có dấu ấn tạo ra cho MobiFone phải mua được mảng truyền hình của AVG trong năm 2015. Ông Son cũng nghĩ nếu việc mua bán thành công thì cổ đông AVG sẽ cảm ơn ông bằng vật chất.

Sau khi hoàn thành dự án, MobiFone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, ông Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng ông Nguyễn Bắc Son (tại số 36C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đưa cho ông Son 3 triệu USD. Sau khi nhận tiền, ông Son khai đưa cho con gái là Nguyễn Thị Thu H., khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000-400.000 USD nhưng không có tài liệu gì chứng minh.

Ngoài ra, ông Nguyễn Bắc Son còn thừa nhận, vào dịp lễ, tết, ông Son đã nhận tiền của ông Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc MobiFone, cụ thể 200 triệu đồng dịp 30/4/2015. Ông Son cũng nhận 200.000 USD của ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch MobiFone, dịp Tết âm lịch 2016.

Đáng chú ý, theo kết luận điều tra, chị H., con ông Nguyễn Bắc Son, khai chị có ra Hà Nội thăm bố mẹ vài lần. Ông Son và bà L. (vợ ông Son) vào TP HCM thăm chị H. nhưng không nhớ rõ thời gian cụ thể nào. Chị H. không nhận bất cứ khoản tiền nào từ ông Son. Kết quả đối chất với ông Son, chị H. vẫn giữ nguyên lời khai không nhận tiền.

Cũng theo kết luận điều tra, đối với chị H., căn cứ tài liệu chứng cứ và lời khai của những người liên quan, chưa có chứng cứ và tài liệu trực tiếp chứng minh việc chị H. nhận và sử dụng tiền. Do vậy, không đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với chị Nguyễn Thị Thu H..

Ngoài ông Son, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng thừa nhận trong quá trình thực hiện dự án đã được ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện thúc giục tạo điều kiện thực hiện nhanh. Sau khi hoàn thành dự án, ông Vũ đã đến phòng làm việc của ông Tuấn, đưa số tiền 200.000 USD. Ông Tuấn nhận thức được việc ông Vũ đưa tiền cho mình vì ông có tham gia dự án, ký quyết định 236.

Quá trình điều tra, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn nhận thức số tiền nhận từ ông Phạm Nhật Vũ là hưởng lợi bất chính nên đã viết đơn xin khắc phục hậu quả. Ông Son xin nộp số tiền hơn 500 triệu đồng; ông Tuấn xin nộp 2,12 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

Theo Dân trí

“Vụ AVG: Đưa được Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương vào trại giam rất khó”!
Hai cựu Bộ trưởng nhận hối lộ trong vụ AVG
Bộ Công an khởi tố thêm 5 bị can vụ Mobifone mua AVG
Ông Phạm Nhật Vũ bị bắt với cáo buộc đưa hối lộ