Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thông điệp từ những lời chào

10:58 | 29/01/2012

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cách bạn mỉm cười, cúi chào hay nói những lời chào thân thiện cũng thể hiện một nét văn hóa ở vùng, miền và xứ sở nơi bạn sống. Từ hoang sơ cho tới văn minh, hiện đại, con người đã có cách gửi gắm “thông điệp” riêng qua những… lời chào.

1, “Lời chào” của người Nhật

Ở xứ sở của hoa anh đào, chào hỏi được coi là một nghi thức quan trọng mà ngay từ thuở bé, những cô bé, cậu bé Nhật Bản đã phải chuẩn bị cho hành trang của mình.

Khi chào hỏi hay bày tỏ sự biết ơn/xin lỗi, người Nhật thường cúi xuống, phần eo đổ về phía trước, tiếng Nhật gọi hành động này là “Ojigi”. Cách hành lễ Ojigi đẹp nhất thường là ở tư thế đứng và đổ người về phía trước, tuy nhiên lưng và đầu gối lại không được cong. Lời chào đầy vẻ trang trọng này tạo ra một nét đặc trưng riêng cho văn hóa Nhật Bản.

Trong giao tiếp của người Nhật, tùy theo mức độ trạng thái tình cảm, địa vị xã hội, mối quan hệ và quy tắc ứng xử mà người ta hành lễ Ojigi ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên những nguyên tắc thông thường là người nhỏ tuổi hơn phải chào người lớn tuổi hơn, trò phải chào thầy, chủ nhà phải chào khách, phụ nữ phải chào nam giới…v.v Và tất cả các kiểu Ojigi đều có một điểm chung là cúi đầu. Có 3 kiểu Ojigi thường gặp, đó là:

- Kiểu Saikeirei: Cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

- Kiểu cúi chào bình thường: Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15 cm.

- Kiểu khẽ cúi chào: Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

2, “Lời chào” của người Thái Lan

Ở vương quốc chùa Vàng có một kiểu chào đặc trưng rất gây ấn tượng với du khách, dù bạn đến từ bất cứ đâu trên thế giới, đó là chắp 2 tay vào nhau và khẽ cúi đầu. Nếu là phụ nữ thì đầu gối còn hơi nhún nhẹ trong khi chào khách và không quên kèm theo một nụ cười. Cách chào hỏi này của người Thái Lan tạo cho người đối diện cảm giác thân thiện và dễ chịu.

Tùy theo mối quan hệ, tuổi tác mà tầm đặt tay chào của người Thái khác nhau. Thái độ càng cung kính và trang trọng thì tay càng đưa cao hơn khi cúi chào. Ví dụ: Chào người ngang tuổi thì thường đưa tay ngang mặt, chào người hơn tuổi thì tay đưa cao ngang sống mũi, chào người nhỏ tuổi thì tay hạ trước ngực… Thường thì người được chào sẽ chào đáp lễ, trừ khi khoảng cách quá lớn về tuổi tác hay địa vị, ví dụ: người lớn không vái chào trẻ em và sư trụ trì không vái chào các tín đồ. Phần chóp của bàn tay cao hơn lông mày là chào hỏi dành cho trường hợp vái chào đức Phật hay Hoàng gia.

3, “Lời chào” của người phương Tây

Nếu như người Mỹ thích hôn nhẹ vào 2 bên má thay cho lời chào thì người Nga lại không thích cách chào có vẻ “suồng sã” này. Ở Pháp và Nga, gặp nhau bất cứ lúc nào cũng có thể bắt tay, còn ở Anh, Mỹ, người ta chỉ bắt tay lần đầu gặp gỡ. Pháp và Tây Ban Nha, Ba Lan hay Ý vẫn giữ một nét phong tục đẹp đó là hôn tay phụ nữ – Họ coi đây là một hành động tỏ ý lịch sự.

Càng quen biết, người Nga càng tỏ ra thân thiện, tuy nhiên thái độ suồng sã hay quá dí dỏm trong lần đầu gặp mặt lại cho là không lịch sự ở xứ sở rộng lớn này.

Ở Pháp, hôn tay dường như đã trở nên lỗi thời. Chào hỏi bình thường, người Pháp sẽ lịch sự khẽ bắt tay bạn, nếu thân quen hơn họ sẽ chào nhau bằng những nụ hôn phớt lên 2 gò má, tuy nhiên điều này không áp dụng cho lần gặp nhau đầu tiên.

 Hương Mai

Tổng hợp