Thoát vị đĩa đệm - Đừng tự ý điều trị!
Cách cải thiện thoái hóa đốt sống cổ ngay tại nhà |
Thoát vị đĩa đệm: Khi nào cần phẫu thuật? |
Tê chân, đau lưng - triệu chứng nguy hiểm không nên chủ quan |
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 25 - 55, gây ra những cơn đau buốt sống lưng đột ngột. Những quan niệm sai lầm về thoát vị đĩa đệm có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn còn chủ quan khi bệnh ở giai đoạn sớm, không kiên trì chữa dứt điểm. Thêm vào đó, thói quen sinh hoạt không hợp lý cùng với việc uống thuốc không đều đặn đã gây nên tình trạng "nhờn thuốc" khiến bệnh tình ngày càng trở nặng. Hậu quả là các đĩa đệm đã bị thoái hóa ngày càng trở nên xơ cứng, giòn đứt, thậm chí vỡ đĩa đệm, mất khả năng phục hồi.
TS.BS Huỳnh Hồng Châu - Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ: Khi phát hiện có những cơn đau tê ở vùng mặt trong mông và mặt ngoài cẳng chân, hoặc ở vùng mặt trước đùi, khớp gối và bàn chân hoặc ở vùng cổ - vai - gáy, người bệnh dễ nhầm lẫn thành chấn thương xương khớp hoặc chứng đau nhức thông thường. Tuy nhiên, đó lại là những dấu hiệu của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống gây tổn thương rễ thần kinh. Nếu như không chẩn đoán và điều trị chính xác trong thời gian thích hợp có thể dẫn đến biến chứng liệt chi hoặc biến dạng chi không hồi phục được.
Ảnh minh họa |
Đây là căn bệnh dễ mắc nhưng lại khó điều trị. Thoát vị đĩa đệm ngày càng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm đã điều trị sai phương pháp, chẳng những gây tốn kém thời gian, chi phí điều trị mà còn khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh yếu liệt, không kiểm soát được khả năng tiêu tiểu.
Khi bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng của bệnh. TS.BS Huỳnh Hồng Châu khuyến cáo, khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh đừng tự ý điều trị. Bởi trong quá trình điều trị, nhiều người bệnh thấy tình trạng của mình đã đỡ hơn, những cơn đau thuyên giảm, vận động dễ dàng hơn thì nghĩ rằng bệnh đã khỏi và tự ý ngưng sử dụng thuốc, khiến bệnh không được chữa trị dứt điểm, rất dễ tái phát, gây nên tình trạng kháng thuốc, "nhờn thuốc". Lâu dần bệnh sẽ trở thành mạn tính, việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn.
TS.BS Huỳnh Hồng Châu lý giải thêm, khi thoát vị đĩa đệm không có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh thì không cần phải mổ. Tuy nhiên, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì bắt buộc phải phẫu thuật để đảm bảo chức năng cơ.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chính là phương thức điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, giảm đau, tập vật lý trị liệu...) và phẫu thuật tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
M.P
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân