Thoát cảnh ngồi xe lăn sau tiêm tế bào gốc
Bác sĩ Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện DNA chẩn đoán bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3. Lớp sụn khớp đã bị tổn thương nhiều, gai xương xuất hiện làm khớp bị biến dạng gây ảnh hưởng vận động.
Để phục hồi sụn khớp bị hư tổn, bác sĩ Huỳnh thiết kế liệu trình tiêm tế bào gốc ba lần. "Do tế bào gốc tự thân của người cao tuổi đã già cỗi nên ông Dũng được điều trị bằng nguồn tế bào từ Nhật Bản", bác sĩ Huỳnh phân tích.
Sau khi tiêm mũi thứ nhất cách đây 9 tháng, ông Dũng trở về Mỹ, thấy triệu chứng đau chưa giảm đáng kể. Từ tháng thứ hai, cơn đau giảm dần, ông ngủ ngon hơn. "Trước đây mỗi khi thức dậy, muốn lấy đồ vật nào tôi phải nghiêng người cử động nhẹ nhàng, không dám làm mạnh vì rất đau", ông Dũng nói.
Cảm thấy hồi phục khoảng 40%, tháng 9 ông Dũng về Việt Nam để tiêm lần hai. Lần này ông không phải ngồi xe lăn, đi đứng thoải mái, đỡ đau nhức, lên xuống cầu thang bình thường. Dự kiến đầu năm 2020 ông sẽ hoàn thành mũi tiêm thứ ba. "Lúc trước các bác sĩ từng chỉ định phẫu thuật tháo khớp gối, uống thuốc giảm đau hoài không có tác dụng", ông Dũng nhớ lại.
Ông Dũng hồi phục tốt, đi đứng khỏe mạnh sau 2 lần tiêm tế bào gốc điều trị. Ảnh: Mỹ Anh. |
Theo bác sĩ Huỳnh, tế bào gốc khi vào cơ thể sẽ biệt hóa thành nhiều tế bào khác để thay thế các tế bào bị mất đi do lão hóa hoặc tổn thương. Với bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp, tế bào gốc sẽ biến thành tế bào sinh sụn làm đầy lại vị trí khớp hư tổn, có thể điều trị các bệnh đau thần kinh tọa, tê bì tay chân, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, đau lưng, viêm khớp.
Mỗi bệnh nhân sẽ có liệu trình điều trị riêng. Nguồn tế bào gốc tại bệnh viện gồm ba loại từ máu, từ mô mỡ tự thân và nguồn nhập từ Nhật Bản. Tế bào gốc tự thân được nuôi cấy, tách chiết từ chính tế bào của người bệnh nên có độ an toàn, tương thích cao.
Sau khi tiêm tế bào, cơ thể sẽ xuất hiện tác động của tế bào lên hệ miễn dịch. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Bệnh nhân nên ăn thức ăn nấu chín, tập luyện thể dục nhẹ như yoga, đi bộ, tập vật lý trị liệu sau 7-10 ngày tiêm, ngủ đủ giấc...
| Lưu răng sữa trị nhiều bệnh về sau? |
| 5 địa chỉ nhận lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Việt Nam |
| Ghép tế bào gốc cứu sống ngoạn mục bé trai sinh non bị xơ phổi |
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng
- Tử vi ngày 10/10/2024: Tuổi Dần tài lộc hanh thông, tuổi Dậu nhìn xa trông rộng