Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thỏa thuận hạt nhân Iran “coi như xong”

10:24 | 17/01/2020

1,237 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc Pháp, Anh, Đức kích hoạt thủ tục giải quyết bất đồng, được quy định trong trường hợp vi phạm thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) nhằm gây thêm sức ép với Tehran đã mở đường cho việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran như trước khi ký kết thỏa thuận năm 2015.
thoa thuan hat nhan iran coi nhu xong
Tổng thống Iran Hassan Rouhani

Khi ám sát tướng Iran Qasem Soleimani vào ngày 3/1 tại Baghdad, Hoa Kỳ có lẽ đã bắn phát súng ân huệ vào thỏa thuận hạt nhân năm 2015, mà chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi vào năm 2018, nhưng vẫn đóng vai trò là khuôn khổ đối thoại giữa Iran với châu Âu. Hệ quả của vụ Mỹ tiến hành cuộc không kích để tiêu diệt viên tướng quan trọng nhất của Iran rất nhiều và sâu rộng. Điểm đáng nói là dù không liên can gì đến chiến dịch của Mỹ, nhưng các nước châu Âu lại bị tác hại nặng nề vì các nỗ lực nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân đa phương năm 2015 với Iran giờ đây đã tan thành mây khói.

Vào năm 2018, sau khi Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận với Iran, ba nước châu Âu là Pháp, Anh và Đức đã cố lôi kéo các thành phần sẵn sàng đối thoại trong chính quyền Tehran với hy vọng duy trì được thỏa thuận này ít ra là cho đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020. Thế nhưng với vụ Mỹ không kích tiêu diệt tướng Soleimani, rõ ràng là các đối tác ôn hòa của châu Âu tại Iran khó có thể thuyết phục được các thành phần cứng rắn của chế độ Hồi giáo đồng ý đối thoại.

Theo giới phân tích, dù không hoàn hảo, thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 cũng đã tồn tại và tạo ra một không gian để đàm phán tiếp tục. Không gian đó đã đóng lại bằng vụ ám sát tướng Soleimani. Điều còn lại sẽ không phải là ngoại giao kiểu châu Âu, hay chiến lược “áp lực tối đa” hoặc trừng phạt, mà chỉ có tình trạng đối đầu. Hậu quả kèm theo là khả năng Iran tiến gần hơn đến giai đoạn sở hữu bom hạt nhân. Nếu một cộng hòa Hồi giáo Shia là Iran có được bom nguyên tử, điều đó chắc chắn sẽ kích động cuộc đuổi bắt để có vũ khi hạt nhân từ phía các cường quốc Hồi giáo khác, nhưng theo hệ phái Sunni, như Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, hay Ai Cập.

Bằng văn bản chính thức, công bố ngày 5/1, chính quyền Iran thông báo quyết định không tôn trọng bất cứ giới hạn nào trong lĩnh vực tinh lọc uranium. Cụ thể là không hạn chế khả năng tinh lọc, mức độ uranium tách ly và số lượng máy ly tâm trang bị. Đây là bước vi phạm thứ năm của Iran kể từ năm 2018, tức là từ khi Hoa Kỳ phủ nhận hiệp định hạt nhân 2015 và tái lập một loạt biện pháp trừng phạt Tehran. Quyết định này được thông báo trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng tột độ sau vụ không quân Mỹ oanh kích giết tướng Qasem Soleimani. Ngày 16/1, Tổng thống Iran cho biết rằng lượng uranium làm giàu hằng ngày của đất nước ông hiện cao hơn so với trước khi ký kết thỏa thuận hạt nhân quốc tế năm 2015.

Như vậy, từ nay Iran sẽ không tôn trọng các cam kết ghi trong hiệp định hạt nhân 2015, giới hạn chương trình hạt nhân trong khuôn khổ dân sự. Vừa trả đũa Mỹ, chính quyền Iran vừa cảnh cáo thái độ thụ động của châu Âu không thực hiện lời hứa giúp Iran bằng những biện pháp cụ thể bảo vệ kinh tế chống trừng phạt của Mỹ. Châu Âu tuy hứa nhưng không làm gì cả. Ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị giảm mạnh. Đối với Tehran, với lời thề trả thù cho tướng Soleimani bằng quân sự, thông cáo ngưng tôn trọng (phần cốt lõi của hiệp định hạt nhân) là một cách chứng tỏ quyết tâm đối với Mỹ.

Trong một bản tuyên bố chung công bố từ Berlin vào chiều 5/1 sau khi hội ý qua điện thoại, lãnh đạo ba cường quốc châu Âu Anh, Pháp, Đức kêu gọi Tehran rút lại các quyết định vi phạm hiệp định hạt nhân 2015 nhất là trong lãnh vực tinh lọc uranium. Đến ngày 14/1, Pháp, Anh, Đức đã kích hoạt thủ tục giải quyết bất đồng, được quy định trong trường hợp vi phạm thỏa thuận, nhằm gây thêm sức ép với Tehran. Một cách cụ thể, từ nay, chính quyền Iran phải tuân thủ triệt để văn bản hiệp định hạt nhân 2015. Nếu không, quốc tế sẽ tái lập các biện pháp trừng phạt. Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi cho ông Rouhani, đề nghị thay thế hiệp ước hạt nhân đã ký năm 2015 với các cường quốc phương Tây bằng một thỏa thuận mới với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm bảo đảm Tehran không phát triển vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ nói ông đồng ý với ông Johnson rằng cần phải thay thế hiệp định cũ bằng một “Trump deal” (Thỏa thuận Trump). Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi việc đề xuất thỏa thuận này là hành động kỳ quặc và chỉ trích Trump luôn thất hứa. Phát biểu trên truyền hình Iran, ông Rouhani kêu gọi Washington quay lại với thỏa thuận mà ông Trump đã rút khỏi năm 2018. "Nếu bạn đi sai đường, sẽ bất lợi cho bạn. Con đường đúng đắn là quay trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015", ông Rouhani nói. Tổng thống Iran nhấn mạnh mọi hoạt động của Tehran đều nằm dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Còn Ngoại trưởng Iran khẳng định với Reuters, bên lề một hội nghị ở New Delhi, là hiệp ước hạt nhân Vienna “mới chỉ chết lâm sàng chứ chưa chết hẳn”.

Ngày 15/1, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif lên án châu Âu “bán hiệp định để tránh bị Mỹ trừng phạt kinh tế”. Theo báo Washington Post, châu Âu gây sức ép với Iran, là do bị Tổng thống Donald Trump bắt chẹt. Nguồn tin của Washington Post đã được Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer xác nhận trong cuộc họp báo tại London ngày 16/1 rằng Tổng thống Mỹ đề nghị với Paris, London và Berlin như sau: “Một là quý vị kích hoạt cơ chế giải quyết bất đồng với Iran theo quy định của thỏa thuận năm 2015. Nếu không, tôi sẽ gia tăng áp thuế đánh lên xe hơi xuất khẩu từ châu Âu”.

Cũng trong ngày 15/1, Tổng thống Iran cảnh báo quân đội châu Âu ở Trung Đông có thể "gặp nguy hiểm". "Hiện nay, lính Mỹ không còn được an toàn, ngày mai có thể sẽ là lính châu Âu", ông Hassan Rouhani cảnh báo. Tuy nhiên, cụ thể như thế nào thì ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Quân đội châu Âu được triển khai cùng với lính Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Pháp còn có một căn cứ hải quân ở Abu Dhabi. Vương quốc Anh đã mở một căn cứ quân sự ở Bahrain vào năm 2018. Tổng thống Rouhani nói rằng Iran muốn các lực lượng nước ngoài rút khỏi khu vực. "Không phải bởi chiến tranh, mà bởi quyết định kích hoạt thủ tục giải quyết bất đồng, được quy định trong trường hợp vi phạm thỏa thuận thuận hạt nhân năm 2015”, ông Rouhani cho biết. Về phần mình, Nga nói rằng không có gì biện minh cho việc châu Âu kích hoạt thủ tục giải quyết bất đồng. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng hành động “thiếu suy nghĩ của châu Âu” có thể làm thỏa thuận Vienna bị đổ bể.

Theo Daryl Kimball, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ khí quốc tế, châu Âu rõ ràng muốn duy trì JCPOA và hối thúc Mỹ cùng Iran trở lại tuân thủ. Tuy nhiên, bằng cách kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp, về mặt lý thuyết, họ mở ra cánh cửa cho việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Nếu một loạt các biện pháp trừng phạt với Iran trước khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết được tái áp đặt, thỏa thuận hạt nhân sẽ chính thức bị khai tử. Có thể nhận thấy, châu Âu đang ngả dần theo quan điểm của Mỹ là tìm kiếm một thỏa thuận mới và tiếp tục gây sức ép về ngoại giao và kinh tế đối với Iran.

thoa thuan hat nhan iran coi nhu xongQuân đội châu Âu ở Trung Đông có thể "gặp nguy hiểm", Tổng thống Iran cảnh báo
thoa thuan hat nhan iran coi nhu xongIran tố cáo châu Âu đạo đức giả
thoa thuan hat nhan iran coi nhu xongIran bắt đầu làm giàu uranium bằng máy ly tâm đời mới
thoa thuan hat nhan iran coi nhu xongIran lại ra tối hậu thư cho châu Âu

H.Phan

AFP