Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyện khó tin nhưng có thật (số 109):

Thờ người yêu ngay cả khi người yêu còn sống

07:00 | 07/07/2015

3,048 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thường người ta thờ người chết chứ ai thờ người sống. Nhưng trong trường hợp này chồng của người yêu chú bà thừa biết, vợ mình thờ người sống, thờ tình yêu đầu đời thì khác nào đặt tình yêu đó, người tình đó trong trái tim mình mãi mãi. Hỏi thế gian này có nhiều người đàn ông làm được như vậy với vợ mình không?
Chuyện khó tin nhưng có thật (số 107): Tôi phải làm gì với ông chồng chi ly quái gở?
Chuyện khó tin nhưng có thật (số 106): Tôi quá bối rối trước tình cảnh của mình
Chuyện khó tin nhưng có thật (số 105): Kế hoạch trả thù của một đứa con bất hạnh (Kỳ 2)

Kính thưa Quý tòa soạn,

Câu chuyện khó tin này chú tôi đã giữ kín gần bảy mươi năm. Bảy mươi năm trôi qua với biết bao thăng trầm một đời người vậy mà mối tình cảm động ấy vẫn được lưu dấu trên ban thờ nhà người yêu đầu đời của chú. Và thật cảm động khi giờ đây người yêu đầu đời của chú tôi đã trở về cõi vĩnh hằng thì ảnh của chú vẫn được gia đình người yêu cũ của chú tôn thờ cho dù chú tôi vừa được con cháu tổ chức mừng thọ ngày ông tròn 90 tuổi.

Kể về câu chuyện này tôi xin được “trích ngang” mấy dòng về ông chú của mình. Thực ra chú không phải chú ruột của tôi mà là con cháu dòng họ Đào danh giá có tới năm trăm năm sinh sống trên đất Hà Thành. Ông kết nghĩa huynh đệ với cha tôi từ những ngày cùng tham gia kháng chiến chống Pháp.

Sau hòa bình hai người lại cùng được điều về công tác tại một Tổng công ty thuộc ngành Giao thông vận tải ở Hà Nội. Rất may lớp con cháu như tôi sau mấy năm lăn lộn ở hiện trường lại được điều về làm việc cùng ông và đến giờ chú cháu tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Điều may mắn cho tôi là chị gái chú lại là bác dâu tôi, bà bác tôi xưa là bạn học của chị gái người yêu chú. Bởi vậy tôi đã được bác mình tiết lộ bí mật về mối tình cảm động này. “Góc khuất” của chú được hé mở đối với tôi như một điềm may bởi câu chuyện tình này đã cho tôi một tầm nhìn nhân văn nhất với cuộc đời nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nỗi buồn này.

Chú tôi được lớn lên trong một gia đình trí thức lớn ở Hà Nội, một gia đình thượng lưu đông anh chị em, tất cả đều được ăn học và đều có bằng cấp ở xã hội cũ. Nam sinh thời xưa sau giờ tan học thường rủ nhau lượn ở cổng trường nữ Đồng Khánh để ngắm đám nữ sinh thông minh xinh đẹp. Ngày xưa Nam sinh trường Bưởi (giờ là trường Chu Văn An) đều là những người học giỏi còn nữ sinh trường Đồng Khánh (sau năm 1945 được đổi thành trường Trưng Vương) cũng là những cô gái thông minh con nhà khá giả.

Như duyên tiền định, ngay lần đầu gặp mặt, chú đã bị đôi mắt đen tròn của cô hút hồn. Sau nhờ những lần tiếp xúc qua việc trao đổi sách vở giữa hai bà chị gái của hai người lại được hai bà chị hết lòng vun vén nên tình đầu nồng thắm của cô chú đã sớm nảy nở. Chú tôi yêu cô vì đôi mắt bồ câu lấp lánh sáng trên gương mặt trái xoan hiền dịu còn cô cảm chú vì chú là chàng trai đa tài, văn hay chữ tốt lại đàn giỏi hát hay. Đó là vào những năm 1943, chú tôi đỗ diplome vào làm việc ở một toà soạn báo. Đất nước đang trong thời loạn lạc, hết đảo chính Nhật Pháp lại đến quân tàu Tưởng sang giải giáp vũ khí Nhật rồi Pháp quay lại. Gia đình cô phải lánh về Nam Định, hai người chỉ được gặp nhau dăm bảy lần nữa rồi từ đó biệt tin nhau.

Trong lời nguyện ước với cô, chú đã hẹn ngày tính tháng thưa chuyện với gia đình. Nhưng rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tháng 5 năm 1946 chú tôi lên đường nhập ngũ. Chú theo quân y cục lên chiến khu Việt Bắc, từ đó giữa hai người không còn liên lạc được với nhau. Năm 1950 chú là cán bộ phiên dịch Pháp và Trung, được điều sang Trung Quốc. Từ ngày sang Trung Quốc cũng là lúc chú hoàn toàn mất liên lạc với gia đình vì sang Trung Quốc thời ấy để bảo toàn lực lượng và bí mật quân sự nên mọi liên hệ kể cả thư từ đều không được phép gửi về Tổ quốc.

Hơn bốn năm sống trong chờ đợi, cô vẫn một lòng thủy chung son sắt, từ chối tất cả những lời cầu hôn của đám con trai nhà giàu, một lòng một dạ đợi chờ chú. Nhưng đến một ngày tăm tối nhất, đó là một ngày của năm 1950 có người từ Bắc Cạn về đưa tin chú đã hy sinh trong trận máy bay Pháp oanh tạc. Nghe tin dữ ấy, sau bao ngày đêm dồn nén khổ đau, cô đã lập bàn thờ tình đầu thơ mộng của mình. Sau hoà bình, ngày trở về Thủ đô yêu dấu của chú cũng là ngày chú nhận tin cô đã lên xe hoa về nhà chồng trước đó hai năm qua lời bác dâu tôi kể!

Dù không quên được tình đầu mộng mơ trong trắng nhưng hồi mới được phục viên, thời kỳ đầu những năm 1960, thoáng thấy bóng cô ở phố Hàng Đào, nghe tiếng gọi thất thanh của người yêu, chú tôi đã nhanh chóng lẩn vào đám đông, chú tìm mọi cách tránh mặt bởi không muốn đưa nhau vào tình thế khó xử, không muốn làm tổn thương nhau vì dù sao thì cô cũng đã yên bề gia thất. Sau này khi đã lập gia đình chú tôi vẫn tránh bởi chú nghĩ: Gặp lại nhau chẳng giải quyết được gì có khi lại gây thêm phiền, thêm khổ cho nhau.

Điều đáng để mọi người cảm phục là khi người yêu chú tôi lấy chồng thì cô vẫn được chồng cho phép để ảnh thờ chú ở trong nhà, và sau này dù biết chú tôi còn sống thì cô vẫn thờ. Thờ người yêu ngay cả khi người yêu còn sống mà vẫn được chồng cảm thông chấp nhận đã là chuyện hiếm; đằng này khi sinh ra bốn người con, cô đều đặt tên những đứa con của mình mang chữ cái theo vần T của chú tôi.

Theo bác tôi thì tất cả những tình huống ly kỳ ấy vẫn là bí mật, chỉ có bác tôi và chú, giờ đến lượt tôi được biết. Với anh em họ tộc cùng vợ và các con của chú, câu chuyện này hoàn toàn được giữ bí mật bởi chú tôi trân trọng cuộc sống gia đình ấm êm hạnh phúc với người vợ hiền đảm đang trung hậu tận tụy hết lòng vì chồng vì con. Ba người con trai của chú đều thành danh hiện được nắm giữ những vị trí quan trọng trong trong các lĩnh vực y tế, tài chính, tin học…

Người yêu đầu đời của chú tôi ra đi đã bốn năm qua mà người chồng cùng những người con nhân hậu của bà vẫn để ảnh chú tôi trên ban thờ nhà họ. Nhớ lần theo chân bác dâu đến thắp hương cho bà, nhìn thấy ảnh chú, tôi vô cùng xúc động nhưng bác đã kịp ngăn tôi lại. Giữ im lặng là việc làm mang màu sắc tâm linh trước tấm tình cao thượng của người đã khuất và là sự trân trọng với việc làm đầy nhân văn của gia đình người yêu của chú tôi.

Thưa quý tòa soạn, tôi kể câu chuyện này như món quà dành tặng kỷ niệm mừng thọ 90 tuổi của chú mình nhưng cũng là sự tri ân với tấm lòng cao thượng của những người thân yêu bên gia đình người yêu đầu đời của ông. Không biết ở đâu đó trên đất nước mình còn có câu chuyện tình nào cảm động như thế!

Theo ANTG Cuối tháng