Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thiết lập vùng đệm phía Bắc Syria: Thổ Nhĩ Kỳ lại “khua chiêng gõ trống”

18:28 | 10/10/2014

1,039 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong khi lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang ngày càng chiếm ưu thế tại Kobani (Syria), ngày 9/10, ý tưởng về việc thiết lập một vùng đệm tại phía Bắc Syria do Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất đã gây được sự chú ý. Tuy nhiên, Ankara dường như luôn dừng lại ở mức “nêu ý kiến” chứ không có ý định hành động.

IS vẫn không có dấu hiệu rút lui sau đợt không kích mới ngày 9/10

Trong cuộc hội đàm ngày 8/10, cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Pháp François Hollande đều nhắc tới việc dựng lên một vùng đệm và vùng cấm bay tại phía Bắc Syria để bảo vệ người dân tị nạn trong cuộc chiến dân sự tại quốc gia này. Tính từ giữa tháng 9, đã có 300.000 người Syria tị nạn sang các quốc gia láng giềng mà đa phần là Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc thiết lập một vùng đệm sẽ kéo theo nhiều câu hỏi.

Nếu lập ra vùng đệm thì sẽ phải cử bộ binh tới để đảm bảo an ninh, trong khi đó người đứng đầu liên minh – Mỹ đã loại trừ khả năng này ngay từ đầu, vậy điều gì sẽ khiến các đồng minh khác sẵn sàng đưa bộ binh sang tham chiến?

Hơn nữa, dựng lên một vùng đệm đồng nghĩa với việc thiết lập vùng cấm bay. Điều này cần được Hội đồng Bảo an thông qua. Mà nhiều khả năng Nga – một trong 5 thành viên thường trực HĐBA sẽ phủ quyết tất cả các đề xuất có thể gây bất lợi cho đồng minh Syria của mình, giống như hồi tháng 6 Nga đã kiên quyết phản đối việc Mỹ muốn thiết lập vùng cấm bay tại đây. Nhiều ý kiến cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần tiên phong gửi bộ binh sang Syria để thiết lập vùng đệm và hợp pháp hóa điều đó bằng cách nêu ra mục đích là tự về chính đáng. Như vậy sẽ không bắt buộc phải được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an.

 Tuy nhiên, chính quyền Ankara vẫn chỉ muốn “đề xuất và nghe ngóng tình hình”. Trong buổi họp báo với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg vào ngày 9/10, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhấn mạnh rằng sẽ là thiếu thực tế nếu chỉ có Ankara thực hiện chiến dịch quân sự dưới mặt đất. Một khi các đồng minh huy động bộ binh của mình thì Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ tham gia.

Nếu xét lại những hành động của chính quyền Ankara kể từ khi IS tiến đến Kobani, thì lời phát biểu trên của ông Mevlut Cavusoglu có nghĩa là “Chúng tôi không dại gì đi tiên phong. Nếu liên quân không cử bộ binh, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ như vậy!”...trong khi quốc gia này đang bị đe dọa trực tiếp từ nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới với Syria, đằng sau là hình ảnh Kobani, ngày 9/10

Ngoài ra, sự xuất hiện của vùng cấm bay nằm dưới quyền kiểm soát của liên quân quốc tế rất có thể gây ra xung đột với chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad. Đây chính là điều mà nhiều quốc gia e ngại.

Hà My (tổng hợp)