Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thích ứng linh hoạt để vươn lên hùng cường

09:57 | 15/02/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2020 chứng kiến khí thế của một dân tộc khát khao đưa đất nước tiến đến hùng cường. Để tiến đến hùng cường và thịnh vượng không thể thiếu tâm thế này.

Hiểu thấu đáo các xu hướng lớn và có sự thích ứng linh hoạt cũng sẽ giúp Việt Nam sẵn sàng cho những cạnh tranh lớn ở phạm vi toàn cầu.

Thích ứng linh hoạt để vươn lên hùng cường
GS TS Nguyễn Đức Khương

Việt Nam kết thúc năm 2020 với nhiều kết quả ấn tượng. Không chỉ nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và là một trong rất ít quốc gia kiểm soát được Covid-19, mà còn tạo dựng được hình ảnh điểm đến an toàn cho đầu tư và một nền tảng kinh tế chắc chắn. Kinh tế vĩ mô ổn định, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng khi thương mại toàn cầu suy giảm và xuất siêu kỷ lục, uy tín quốc tế cao… đang tạo ra những lợi thế so sánh quan trọng trong một thế giới đầy biến động.

Một "thế giới mới" đã xuất hiện sau COVID-19

Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế toàn cầu là chưa có tiền lệ. Nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người, lực lượng lao động. Là một phần của hệ sinh thái tự nhiên, Covid-19 cho thấy khi hệ sinh thái bị thay đổi, sự việc và hiện tượng trở nên bất thường hơn, khó kiểm soát hơn. Các quy luật xã hội và quy luật kinh tế buộc phải thích ứng ở những hình thái khác nhau.

Sự sắp xếp lại các chuỗi cung ứng toàn cầu đang thúc đẩy phát triển nguồn hàng gần với các doanh nghiệp sản xuất. Mô hình phân tán cấu trúc sản xuất cũng được chú trọng sử dụng để sản xuất gần với khách hàng nhất có thể. Việc thiết kế các sản phẩm cũng sẽ riêng biệt và phù hợp với đặc trưng văn hoá và địa lý của khách hàng. Xu hướng này cũng gắn với việc các quốc gia quan tâm hơn đến khả năng thay thế nhiều sản phẩm nhập khẩu bằng đồ nội địa, đáp ứng mục tiêu hiệu quả và an ninh kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng tại Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021. Ảnh: Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng tại Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021.

Trước Covid-19, ít ai hình dung được một cuộc “chuyển đổi số” với tốc độ nhanh ngoạn mục của xã hội. Ví dụ rõ nét nhất là sự gia tăng rất nhanh của các nền tảng và hoạt động thương mại điện tử. Doanh thu của Amazon tăng gần 40% so với năm 2019. Chuyển đổi số là một cây cầu bắt buộc phải qua để tăng năng suất, giảm chi phí, tiếp cận với khách hàng tốt hơn và đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường khi các cú sốc bất thường xảy ra. Các lĩnh vực, ngành nghề gắn chặt với đổi mới, sáng tạo công nghệ, cung cấp dịch vụ số hoá, và xây dựng những nền tảng thông minh phục vụ cho làm việc, sinh hoạt đang trên đà tăng tốc. Sự chuyến hướng sang thành nhà cung cấp dịch vụ số của Viettel đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển của ông lớn công nghệ. Rất nhiều doanh nghiệp khác cũng sẽ bước vào lĩnh vực số trong thời gian tới đây.

Một xu hướng quan trọng nữa là phát triển các ngành nghề liên quan đến giải pháp giảm và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua công nghệ như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, thực tế ảo... Với doanh nghiệp, bắt nhịp sớm nhất với các giải pháp, sáng kiến thúc đẩy bền vững trong quản lý, điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp họ trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sự bền vững của doanh nghiệp tập trung vào tìm kiếm giá trị dài hạn cho chủ sở hữu và các bên liên quan, thông qua chiến lược kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh (Environmental, Social and Corporate Govermance). Covid-19 cho thấy tại sao các đầu tư ESG quan trọng vì nó thúc đẩy thêm một bước nữa nhận thức của nhà đầu tư trong bảo vệ sinh thái và môi trường. Thống kê của US

SIF (Diễn đàn đầu tư bền vững và trách nhiệm của Mỹ) cho thấy quy mô của đầu tư bền vững, trách nhiệm và tạo ảnh hưởng chiếm 26% tổng giá trị tài sản do các quy đầu tư chuyên nghiệp Mỹ quản lý năm 2017 (12 nghìn tỷ USD), và tăng 38% so với 2016. Báo cáo thăm dò của Natixis Investment Managers năm 2019 cũng cho thấy đa số nhà đầu tư cá thể và nhà quản lý đầu tư quỹ (60%) mong muốn tìm kiếm lợi ích từ đầu tư bền vững và trách nhiệm (ESG) vì nó phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Các phân tích so sánh cũng cho thấy các quỹ đầu tư ESG có khả năng “kháng cự” tốt hơn các quỹ thông thường khi Covid-19 xảy ra. Rất nhiều doanh nghiệp trong giỏ đầu tư ESG tập trung vào các dịch vụ thiết yếu phục vụ cuộc sống, sức khoẻ con người.

Giai đoạn 2020-2025, Viettel sẽ chuyển đổi từ công ty cung cấp dịch vụ viễn thông sang công ty cung cấp dịch vụ số. (Ảnh: Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tham quan sản phẩm máy bay không người lái Shikra do Viettel phát triển).
Giai đoạn 2020-2025, Viettel sẽ chuyển đổi từ công ty cung cấp dịch vụ viễn thông sang công ty cung cấp dịch vụ số. (Ảnh: Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tham quan sản phẩm máy bay không người lái Shikra do Viettel phát triển).

Vươn tầm quốc tế

* Tuy không có thay đổi lớn trong mô hình kinh tế, nhưng một số thuộc tính nội tại của nền kinh tế lại cần được định hướng và thiết kế để “đủ sức” phản kháng với những cú sốc giống Covid-19.

Yếu tố quan trọng hàng đầu là tự cường, là quan tâm đến sức mạnh nội tại. Mô hình kinh tế theo đó cần chuyển dịch theo hướng sử dụng nhiều tri thức, công nghệ, và đổi mới sáng tạo để tăng nội lực, đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế, và không bị phụ thuộc vào bên ngoài. Các lĩnh vực trọng tâm chiến lược như công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghệ y sinh, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng… cần được ưu tiên đầu tư nhanh.

* Muốn tự cường thì không chỉ quan tâm đến các tập đoàn lớn và tiên phong, mà còn cần cần hỗ trợ để nâng cao khả năng ứng phó linh hoạt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Với số lượng lớn và khả năng chuyển đổi lĩnh vực dễ dàng khi cần thiết, các doanh nghiệp này sẽ là bộ đệm “giảm sốc” cần thiết cho những con sóng ngầm có thể đến bất ngờ. Một trong những chính sách hiệu quả để giúp các SMEs khoẻ và có năng lực cạnh tranh cao là nhà nước ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn lớn có dự án phối hợp với SMEs để hình thành chuỗi giá trị nội địa, đồng thời vươn tầm ra quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trải nghiệm tốc độ mạng 5G trên mấu điện thoại Vsmart Aris 5G Make in Vietnam tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Số.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trải nghiệm tốc độ mạng 5G trên mấu điện thoại Vsmart Aris 5G Make in Vietnam tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Số.

* Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển (R&D) cũng là hai yếu tố quan trọng để tăng khả năng thích ứng linh hoạt, và gây dựng năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Thông thường các quốc gia và doanh nghiệp ít chú trọng đến đầu tư cho đổi mới sáng tạo và R&D trong thời kỳ kinh tế tăng trường, mà chỉ tập trung khai thác những bằng phát minh sáng chế sẵn có. Do đó, nhà nước có thể dùng chính sách tài khoá để khuyến khích, ví dụ như giảm thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động R&D, hỗ trợ kinh phí cho các nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh hay miễn thuế thu nhập trên lãi vốn đối với nhà đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ… Nhà nước cũng có vai trò quan trọng trong việc dùng chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo theo hướng “xanh”, bền vững.

* Xây dựng các cụm cạnh kinh tế cạnh tranh để đầu tư trọng điểm và tăng sức hấp dẫn trong huy động nguồn lực tài chính và con người. Các cụm cạnh tranh này là một tập hợp các doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cứu - đào tạo công và tư được hình thành trên một khu vực địa giới cụ thể và trên một chủ đề mục tiêu hay một chuỗi giá trị ngành nghề nào đó.

Nhiều quốc gia đã thành công trong đổi mới mô hình tăng trưởng nhờ vào các cụm cạnh tranh. Ví dụ Silicon Fen ở Vương quốc Anh (hay còn gọi Cambridge Cluster) hay 71 cụm cạnh tranh đang hoạt động ở Pháp trong đó nhà nước đồng hành trên các dự án R&D. Silicon Fen là một mô hình hợp tác thành công giữa các học giả và doanh nhân từ hơn 30 năm trở lại đây, và làm thay đổi diện mạo cả vùng. Phát hiện, nắm bắt các cơ hội và kiên trì thực các mục tiêu sẽ giúp Việt Nam thích ứng linh hoạt, tận dụng tốt các lợi thế và từng bước hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường.

Theo GS TS NGUYỄN ĐỨC KHƯƠNG - Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Chủ tịch Tổ chức khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global)

enternews.vn

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,000 89,000
AVPL/SJC HCM 87,000 89,000
AVPL/SJC ĐN 87,000 89,000
Nguyên liệu 9999 - HN 87,900 ▲300K 88,300 ▲300K
Nguyên liệu 999 - HN 87,800 ▲300K 88,200 ▲300K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,000 89,000
Cập nhật: 29/10/2024 23:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 87.800 ▲200K 88.900 ▲10K
TPHCM - SJC 87.000 89.000
Hà Nội - PNJ 87.800 ▲200K 88.900 ▲10K
Hà Nội - SJC 87.000 89.000
Đà Nẵng - PNJ 87.800 ▲200K 88.900 ▲10K
Đà Nẵng - SJC 87.000 89.000
Miền Tây - PNJ 87.800 ▲200K 88.900 ▲10K
Miền Tây - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 87.800 ▲200K 88.900 ▲10K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 87.800 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 87.800 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 87.700 ▲200K 88.500 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 87.610 ▲200K 88.410 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 86.720 ▲200K 87.720 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 80.670 ▲190K 81.170 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 65.130 ▲150K 66.530 ▲150K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 58.930 ▲140K 60.330 ▲140K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 56.280 ▲130K 57.680 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 52.740 ▲130K 54.140 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 50.520 ▲110K 51.920 ▲110K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 35.570 ▲90K 36.970 ▲90K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 31.940 ▲80K 33.340 ▲80K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 27.960 ▲70K 29.360 ▲70K
Cập nhật: 29/10/2024 23:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,690 ▲5K 8,890 ▲10K
Trang sức 99.9 8,680 ▲5K 8,880 ▲10K
NL 99.99 8,740 ▲5K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,710 ▲5K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,780 ▲5K 8,900 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,780 ▲5K 8,900 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,780 ▲5K 8,900 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,700 8,900
Miếng SJC Nghệ An 8,700 8,900
Miếng SJC Hà Nội 8,700 8,900
Cập nhật: 29/10/2024 23:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,228.78 16,392.70 16,918.68
CAD 17,764.63 17,944.07 18,519.82
CHF 28,528.15 28,816.31 29,740.91
CNY 3,459.05 3,493.99 3,606.10
DKK - 3,603.24 3,741.24
EUR 26,672.14 26,941.55 28,134.74
GBP 31,996.20 32,319.40 33,356.40
HKD 3,175.22 3,207.29 3,310.20
INR - 300.32 312.33
JPY 159.71 161.33 169.00
KRW 15.86 17.62 19.12
KWD - 82,487.75 85,785.91
MYR - 5,736.09 5,861.22
NOK - 2,255.72 2,351.50
RUB - 248.02 274.56
SAR - 6,724.23 6,993.09
SEK - 2,329.77 2,428.70
SGD 18,647.96 18,836.32 19,440.71
THB 662.54 736.16 764.35
USD 25,134.00 25,164.00 25,464.00
Cập nhật: 29/10/2024 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,155.00 25,160.00 25,460.00
EUR 26,845.00 26,953.00 28,038.00
GBP 32,223.00 32,352.00 33,298.00
HKD 3,193.00 3,206.00 3,308.00
CHF 28,727.00 28,842.00 29,689.00
JPY 161.66 162.31 169.27
AUD 16,345.00 16,411.00 16,894.00
SGD 18,794.00 18,869.00 19,385.00
THB 731.00 734.00 765.00
CAD 17,898.00 17,970.00 18,474.00
NZD 14,888.00 15,371.00
KRW 17.59 19.32
Cập nhật: 29/10/2024 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25146 25146 25464
AUD 16286 16386 16948
CAD 17881 17981 18534
CHF 28817 28847 29641
CNY 0 3510.5 0
CZK 0 1040 0
DKK 0 3670 0
EUR 26930 27030 27903
GBP 32346 32396 33498
HKD 0 3280 0
JPY 161.99 162.49 169
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.072 0
MYR 0 6027 0
NOK 0 2312 0
NZD 0 14930 0
PHP 0 415 0
SEK 0 2398 0
SGD 18728 18858 19580
THB 0 693.9 0
TWD 0 790 0
XAU 8700000 8700000 8900000
XBJ 8200000 8200000 8700000
Cập nhật: 29/10/2024 23:00