Thêm một cáo buộc TotalEnergies đồng lõa với tội ác chống lại nhân quyền
Thủ tục này gần như có khả năng giúp tự động bổ nhiệm một thẩm phán điều tra vụ việc.
Theo AFP, hai nguyên đơn cáo buộc tập đoàn dầu mỏ của Pháp vẫn tiếp tục khai thác mỏ ở Nga sau khi chiến tranh ở Ukraine bùng nổ và sản xuất nhiên liệu cho máy bay chiến đấu của Nga sử dụng trong cuộc xung đột.
“Sau khi phân tích kỹ lưỡng, cả về mặt pháp lý và thực tiễn, tất cả các thông tin do nguyên đơn cung cấp và theo lời biện hộ của TotalEnergies”, Văn phòng Công tố Chống Khủng bố Quốc gia (Pnat), cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề này, cho rằng đơn khiếu nại nộp vào ngày 10/1/2023 cáo buộc hành vi phạm tội của TotalEnergies không đủ rõ ràng.
Pnat còn đảm bảo “không bao giờ ngần ngại mở các cuộc điều tra nhằm vào các pháp nhân khi có đủ bằng chứng”.
Các nguyên đơn sau đó đã đệ đơn kháng cáo lên Tổng chưởng lý của Tòa phúc thẩm Paris, người cũng đã bác đề nghị của hai tổ chức phi chính phủ trên vào ngày 27/2 “sau khi nghiên cứu hồ sơ”.
“Không thể lý giải được việc cơ quan công lý từ chối điều tra vì chúng tôi có rất nhiều manh mối và bằng chứng rất chi tiết trong đơn khiếu nại”, đoàn luật sư gồm ông Mes William Bourdon, Vincent Brengarth và Henri Thulliez của hai nguyên đơn khẳng định hôm thứ Năm vừa qua.
“Thông tin tư pháp sẽ đưa mọi tội ác ra trước ánh sáng khi họ cố duy trì cuộc chiến cho Nga và cung cấp mọi thứ cho cuộc chiến, dù trực tiếp hay gián tiếp”, ban luật sư đưa thêm lời khuyên.
Cáo buộc“vô căn cứ”
Các nguyên đơn nói rằng, kể từ tháng 9/2022, TotalEnergies đã nắm giữ 49% cổ phần của liên doanh Terneftegaz, công ty khai thác mỏ khí đốt Termokarstovoye, ở vùng Viễn Bắc của Nga.
51% cổ phần còn lại thuộc sở hữu của tập đoàn Nga Novatek, trong đó TotalEnergies nắm giữ 19,4% cổ phần.
Tuy nhiên, theo Le Monde, mỏ Termokarstovoie đã cung cấp khí ngưng tụ cho một nhà máy lọc dầu để sản xuất thành nhiên liệu rồi cung cấp cho các máy bay Nga tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine cho đến ít nhất là vào tháng 7/2022.
Vào thời điểm đó, gã khổng lồ năng lượng của Pháp đã đảm bảo rằng họ “không sản xuất xăng máy bay cho quân đội Nga”, sau đó còn xác định, vào tháng 7/2022, họ đã đạt được thỏa thuận bán lại 49% cổ phần của mình tại Terneftegaz cho Novatek. Thương vụ mua này được hoàn tất vào tháng 9/2022.
“TotalEnergies muốn chấm dứt cuộc tranh cãi vô căn cứ này vì gây tổn hại đến danh tiếng của tập đoàn”, đồng thời TotalEnergies “đã quyết định thực hiện các hành động pháp lý để chấm dứt tranh cãi” và “sẽ đi đến cùng”.
“Chúng tôi cũng nhắc lại rằng các cáo buộc đồng lõa với tội ác chiến tranh là thái quá và phỉ báng. Lời nói có ý nghĩa và nhận xét như vậy không thể chấp nhận được”, tập đoàn nói thêm.
TotalEnergies còn nhấn mạnh “những lời cáo buộc đối với công ty của chúng tôi, vốn tuân thủ nghiêm ngặt chính sách của Liên minh châu Âu (EU) và các biện pháp trừng phạt hiện hành của châu Âu, là đặc biệt nghiêm trọng và vô căn cứ theo những lời giải thích mà chúng tôi đã đưa ra”.
Trước cuộc xung đột ở Ukraine, TotalEnergies là một trong những tập đoàn của Pháp hợp tác nhiều nhất với Nga về mặt năng lượng. Tại đây, họ sản xuất 16,6% hydrocarbon và 30% khí đốt. Cuối tháng 4/2022, TotalEnergies thông báo họ đã bắt đầu rút dần các hoạt động ở Nga.
Tổng cộng, trong năm 2022, TotalEnergies đã khấu hao 15 tỷ USD (13,8 tỷ euro) tài sản tại Nga, đặc biệt là thương vụ bán các hoạt động của mình ở mỏ dầu Kharyaga và mỏ khí đốt Termokarstovoye bị nêu tên trong đơn khiếu nại lần này.
Vì sao TotalEnergies bán 1.600 trạm xăng dầu ở châu Âu? |
TotalEnergies công bố lộ trình giảm phát thải |
Thu nhập của CEO TotalEnergies đạt bao nhiêu? |
Nh.Thạch
AFP
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Giải pháp của mô hình dịch vụ công ở các hội nghề nghiệp
-
Tăng cường hợp tác quốc tế và phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
-
Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế
-
Thẩm quyền giám sát vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp còn chồng chéo