Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thế giới nói gì về các vụ Israel không kích Syria?

07:00 | 07/05/2013

644 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Chỉ trong 3 ngày, Israel đã tiến hành 2 vụ không kích Syria, khiến 42 người chết. Các cường quốc thế giới phản ứng gì về hành động leo thang căng thẳng tại khu vực Trung Đông giữa lúc LHQ khẳng định vũ khí hóa học sarin đã được sử dụng tại Syria?

TT Assad cảnh báo một cuộc tấn công nữa của Israel vào Syria sẽ được coi như lời tuyên bố chiến tranh

Israel tấn công Syria liên tiếp, 42 người chết

Vào sáng ngày 5/5, chính quyền Damas và một quan chức Israel xác nhận Tel Aviv đã bắn rocket nhắm vào một trung tâm nghiên cứu khoa học của Syria. Đây là đợt tấn công thứ nhì của Israel trong ba ngày vừa qua. Mục đích của Israel nhằm ngăn cản Syria cung cấp vũ khí cho phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Liban.

Đợt tấn công diễn ra vào sáng sớm ngày 5/5, nhắm vào một trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự của Syria ở Jamraya, ngoại ô phía tây bắc thủ đô Damas.

Theo giải thích của một quan chức Israel xin được giấu tên, rocket của Israel nhằm “phá hủy tên lửa và vũ khí mà Syria chuẩn bị cung cấp cho đồng minh của chính quyền Bachar al Assad tại Liban”. Về phía Damas, chính quyền Syria lên án hành động “gây hấn” của Tel Aviv. Vào cuối tháng 1/2013, cơ sở quân sự tại Jamraya từng bị Israel pháo kích. Hãng thông tấn Syria Sana tố cáo Israel tiếp tay với phe nổi dậy để chống lại chính quyền Damas.

Về phần mình, tổ chức nhân quyền Syria OSDH trụ sở tại Luân Đôn và thân phe nổi dậy, cho biết vụ nổ sáng sớm 5/5 tại cơ sở quân sự Jamraya đã làm thiệt mạng ít nhất 42 binh sĩ Syria. OSDH nói rằng số tử vong ấy được dựa trên các nguồn tin bên trong các bệnh viện quân sự Syria. Chính phủ Syria chưa công bố con số tử vong.

Đợt oanh kích sáng nay 5/5/2013 diễn ra hai ngày sau tiết lộ Israel đã tiến hành một cuộc không kích nhắm vào một kho tên lửa tại sân bay quốc tế Damas. Theo nhiều nguồn tin của giới truyền thông Mỹ, Syria định chuyển một số tên lửa hiện đại cho phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Liban. Một nguồn tin ngoại giao được hãng thông tấn Pháp AFP trích dẫn cho biết trong đợt tấn công cách nay hai ngày, rocket của Israel đã phá hủy nhiều tên lửa địa đối không của Nga mà Syria vừa nhận được và đang cất giấu gần sân bay Damas.

Hình ảnh chụp lại từ một đoạn video trên YouTube hôm 5/5/2013 cho thấy những đám khói bốc lên cuồn cuộn từ đỉnh Qasiun ở vùng Đông Ghouta bên ngoài thủ đô Damas của Syria.

Thế giới phản ứng mạnh mẽ hành động của Israel

Nga và Trung Quốc đã cùng với Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, bày tỏ mối quan ngại về điều mà các giới chức tình báo nói là những cuộc không kích do Israel thực hiện hôm 5/5, tấn công vào các mục tiêu quân sự bên ngoài thủ đô của Syria.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nói rằng Trung Quốc chống đối việc sử dụng vũ lực, và lặp lại lời kêu gọi trước đó, yêu cầu phải tôn trọng chủ quyền quốc gia.

Nga còn bày tỏ quan tâm rằng cuộc tranh chấp tại Syria có thể lan rộng.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cũng đề nghị tất cả các bên hãy hành động một cách có trách nhiệm hầu có thể tránh nguy cơ leo thang một cuộc tranh chấp mà theo lời ông “hiện đã gây nhiều tàn phá và đã rất nguy hiểm”.

Syria đã lên án cuộc không kích, và mô tả các cuộc tấn công là có mục đích “hỗ trợ quân sự trực tiếp cho các nhóm khủng bố” đang chiến đấu để lật đổ Tổng Thống Bashar al-Assad. Trong một bức thư gửi đến Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm 5/5, Bộ Ngoại giao Syria nói rằng sự “hiếu chiến của Israel” đã giết và gây thương tích cho nhiều người, đồng thời gây “tàn phá rộng khắp”.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã gửi thư đến Washington thông qua Matxcova, trong đó ông tuyên bố sự xâm lược mới của Israel sẽ kéo theo hành động đáp trả không chậm trễ. Báo Al-Rai Kuwait hôm qua lưu ý rằng ông Assad đang chờ đợi phản ứng từ Washington trong vòng 24 giờ.

Iran cũng lên án các cuộc tấn công, Teheran kêu gọi các nước trong khu vực hãy sát cánh chống “cuộc tấn công”.

Về phần nước Mỹ, cuộc oanh kích Syria của Israel đang dẫn đến nhiều tranh luận. Một số các nhà lập pháp Mỹ nói rằng các cuộc oanh kích của Israel ở Syria cho thấy Mỹ có thể hành động để bảo vệ thường dân Syria khỏi sự tàn sát khủng khiếp và đẩy nhanh sự sụp đổ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Chính quyền của Tổng thống Obama đã cung cấp vũ khí không sát thương cho phe nổi dậy Syria đồng thời với viện trợ nhân đạo cho người dân phải tản cư vì cuộc nội chiến.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chống lại các lời kêu gọi lập khu vực cấm bay trên không phận Syria, với lý do rằng các chiến đấu cơ của Mỹ sẽ là mục tiêu nhắm đến của hệ thống phòng không Syria.

Dân biểu đảng Cộng hòa Tom Cotton nói rằng các cuộc không kích của Israel hôm 3 và 5/5 cho thấy các quan ngại đó là vô căn cứ: “Các cuộc oanh kích của Israel trong 48 tiếng đồng hồ vừa qua cho thấy các hệ thống phòng không của Syria không mạnh như đôi khi họ loan tin. Chúng ta có thể ngăn chặn ông Bashar al-Assad giết hại chính nhân dân của ông ấy, và chúng ta có thể ngăn chặn một số vụ bạo động tệ hại nhất ở Syria”.

Dân biểu Cotton nói chuyện trong chương trình Meet the Press của đài truyền hình NBC. Cũng có mặt trong chương trình này là Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy. Ông cũng đồng ý rằng hành động của Israel đã phơi bày những điểm yếu trong hệ thống phòng không của Syria. Tuy nhiên, ông cảnh báo về những hành động khác mà Mỹ có thể chọn - chẳng hạn như vũ trang cho phe nổi dậy Syria – không phải là không có những rủi ro. Ông nói: “Vấn đề của chúng ta là cung cấp cho ai một số trong các nhóm nổi dậy này thuộc Hồi giáo cứng rắn, Al-Qaida và các thành phần khác. Và chúng ta đã nhìn thấy ở Libya và Ai Cập và những nơi khác, thành phần Hồi giáo có khuynh hướng nắm thế thượng phong nếu họ chen chân vào quyền lực”.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói rằng chính quyền sẽ xét lại toàn bộ những chọn lựa, kể cả khả năng vũ trang cho phe nổi dậy Syria. Ông nhấn mạnh rằng chưa có quyết định được đưa ra.

Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình tiếng Tây Ban Nha Telemundo trong khi có mặt tại Costa Rica hôm 4/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Israel có lý do để tự vệ khi có những chuyến hàng tiếp tế vũ khí cho những nhóm khủng bố giống như nhóm Hezbollah. Mặc dù vậy ông không bình luận trực tiếp về các tin nói rằng Israel đã mở một cuộc không kích trên đất Syria, nhắm vào một đoàn xe chở tên lửa đang hướng về vùng đất của Hezbollah ở Liban. Ông nói ông muốn để Israel “xác nhận hay phủ nhận bất kỳ cuộc không kích nào họ đã thực hiện”.

Israel không kích địa điểm bị nghi là nơi cất giấu vũ khí chuyển cho phe Hezbollah ở Liban ngày 3/5

LHQ khẳng định vũ khí hóa học đã được phe nổi dậy Syria sử dụng

Một thành viên thuộc ủy ban Liên Hiệp Quốc điều tra các vụ vi phạm nhân quyền có thể đã diễn ra ở Syria, nói có những “nghi ngờ rõ rệt” là phe nổi dậy ở Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.

Nói chuyện trên một đài truyền hình Thụy Sĩ vào đêm hôm qua, bà Carla Del Ponte nói rằng theo lời khai của các nạn nhân và các bác sĩ, thì những chiến binh thuộc phe nổi dậy đã sử dụng khí sarin.

Bà nói rằng các nhà điều tra chưa có bằng chứng chắc chắn, và cảnh báo rằng cuộc điều tra vẫn còn lâu mới kết thúc.

Bà Carla del Ponte không cho biết những chi tiết về việc các vũ khí hóa học có thể đã được sử dụng ở đâu và khi nào.

Ủy viên của Ủy ban Quốc tế Độc lập Điều tra về Syria Carla Del Ponte.

 

Bà Del Ponte là ủy viên của Ủy ban Quốc tế Độc lập Điều tra về Syria. Cơ quan này khác biệt với phái bộ đi tìm sự thật do Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon bổ nhiệm, mà cho tới nay vẫn chưa được phép làm việc tại Syria để điều tra về khả năng các vũ khí hóa học có thể đã được sử dụng.

Cả chính quyền Syria lẫn phe đối lập đã tố cáo phe bên kia là đã dụng các vũ khí đó.

Bà Del Ponte nói ủy ban điều tra độc lập cho tới nay chưa thấy chứng cứ là các lực lượng chính phủ Syria sử dụng các vũ khí ấy, nhưng cuộc điều tra đang được tiến hành.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó nói rằng có chứng cớ cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria, nhưng chính phủ của ông không biết các vũ khí này đã được sử dụng lúc nào, và ai là kẻ sử dụng các vũ khí đó.

Sarin do Đức Quốc xã chế tạo lần đầu trước Thế chiến thứ hai và sau này, vào năm 1995 đã được giáo phái Aum tại Nhật Bản đầu độc hành khách xe điện ngầm ở Tokyo.

H.Phan (Tổng hợp)