Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thấy gì qua vụ người dân bao vây nhà máy thuốc trừ sâu Hòa Bình?

19:12 | 29/12/2011

698 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 – Vụ việc người dân xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội phản đối nhà máy sang chiết thuốc trừ sâu của Công ty CP Quốc tế Hòa Bình đã thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày gần đây. Tận mắt chứng kiến sự bức xúc của người dân nơi đây, chúng tôi cũng nhận ra một số vấn đề.

>> Đầu độc môi trường, nhà máy thuốc trừ sâu bị bao vây

>> Cảnh người dân phản đối nhà máy thuốc trừ sâu Hòa Bình

Tổng cục Cảnh sát không liên quan đến Công ty Hòa bình

Theo phản ánh của người dân xã Phú Kim, nhà máy sang chiết, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật này có mặt trên địa bàn xã, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây, như: ruộng đất canh tác phải bỏ hoang, vật nuôi bỗng dưng lăn ra chết, người dân thì mắc bệnh tật… Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, người dân nơi đây đã gửi đơn kiến nghị nhiều lần đến các cơ quan chức năng nhưng suốt gần mười năm qua, nhà máy thuốc trừ sâu vẫn tồn tại và… gây họa.

Đã nhiều lần, người dân xã Phú Kim kéo đến nhà máy yêu cầu nhà máy ngừng sản xuất, ngừng hủy hoại môi trường và đền bù thỏa đáng cho người dân. Tuy nhiên, những lần như vậy, lại có những thông tin dọa dẫm đại loại như: “Đây là công ty bình phong thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an… Ai thích thì cứ đi mà kiện…!”

Người dân vừa phản đối hoạt động của nhà máy vừa phải... bịt mũi.

Về vấn đề liên quan đến công ty “bình phong” của Cục Ngoại tuyến và Kỹ thuật, thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an, đồng chí Nguyễn Như Phong – Tổng Biên tập Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm.

Thiếu tướng Vĩnh đã thẳng thắn nêu rõ quan điểm: “Cục Ngoại tuyến và Kỹ thuật, thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an chỉ phối hợp với công ty để phòng chống tội phạm trên một số vụ việc cụ thể. Đây là một hoạt động nghiệp vụ bình thường. Công ty trên hoạt động phải tuân thủ các quy định pháp luật, làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Tổng cục Cảnh sát không liên quan gì đến việc hoạt động của công ty này”.

Rác thải độc hại được chất thành núi...

Trong quá trình liên hệ làm việc với Công ty CP Quốc tế Hòa Bình chúng tôi nhận thấy có sự không rõ ràng về địa chỉ hoạt động của công ty này.

Cụ thể là khi phóng viên lần theo một vài địa chỉ thì phát hiện ra những địa chỉ này… không tồn tại. Đây cũng là điều khó hiểu.

Dân cũng có lỗi

Có mặt tại hiện trường chúng tôi cũng thấy rất bất bình trước hành động của các bên. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, trong thế “nước sôi lửa bỏng” người dân bức xúc như vậy mà lãnh đạo Công ty CP Quốc tế Hòa Bình chẳng hiểu sao lại chỉ có một đại diện duy nhất “bám trụ” là ông Cao Ngọc Xuyên, Giám đốc chi nhánh.

Khi vụ việc xảy ra, mặc dù ông Xuyên và nhiều người dân đã gọi điện lên UBND, Công an xã yêu cầu xuống để chứng kiến vụ việc nhưng phải hàng tiếng đồng hồ sau họ mới lác đác có mặt. Và khi có mặt thì ai cũng vô can kiểu như “trên trời rơi xuống”.

Một câu hỏi đặt ra, phải chăng chính quyền xã cũng đã quá chán nản trước vụ việc đã tồn tại kéo dài hay đang tồn tại một lý do khó hiểu nào đó?

Điều này cũng góp phần tạo ra sự bức xúc, mất bình tĩnh của người dân trong lúc chờ đợi. Nhiều người dân cho rằng: “Chúng tôi đã gửi đơn tố cáo doanh nghiệp, hẹn đại diện UBND buổi sáng lên làm việc cùng, nhưng cho đến lúc này (khoảng 10h sáng) vẫn không ai lên”. Lúc này, người dân đã yêu cầu ông Xuyên mở cửa xưởng thuốc trừ sâu nhiều lần để bóc trần hàng tấn rác thải thuốc bảo vệ thực vật chưa được xử lý đang “giấu” trong kho thì ông Xuyên trình bày do “không có chìa khóa, người cầm chìa khóa thì tắt máy không liên lạc được…”.

Một cụ già ngất xỉu do ngửi phải hơi thuốc trừ sâu.

Trước giải thích thiếu thỏa đáng trên, người dân càng tỏ ra bức xúc hơn, sau đó xảy ra một số hành động quá khích như tự ý dùng cuốc, búa cạy cửa kho thuốc. Hàng trăm học sinh THCS Phú Kim vào hùa để tiếp thêm lửa. Theo ghi nhận của phóng viên, các em có một số hành động quá khích như vác trống, cầm gạch đá ném vỡ cửa kính, cầm búa phá hỏng khóa cửa…

Mãi tới gần trưa, khi sự việc đã rồi, mới thấy lác đác một vài cán bộ xã đến. Việc người dân bức xúc, kéo nhau vây quanh nhà máy để bảo vệ quyền lợi của mình có thể thông cảm được. Nhưng việc để trẻ em tham gia vào vụ việc thì không thể chấp nhận được. Việc của người lớn thì người lớn nên giải quyết với nhau.

Có một điều chắc chắn rằng: Nếu có sự góp mặt kịp thời của cơ quan chức năng từ sáng sớm thì sự vụ không đến mức như vậy!

Nhóm PV