Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thấy gì qua vụ điệp viên tại Anh bị đầu độc?

15:55 | 23/03/2018

1,309 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vụ đầu độc cựu điệp viên đa mang Sergei Skripal tại Anh đang đẩy mối quan hệ Nga - Anh rơi vào khủng hoảng chưa từng có kể từ Chiến tranh Lạnh. Sự phản ứng của Anh nói riêng và phương Tây nói chung trước vụ việc này một lần nữa cho thấy điều gì?
thay gi qua vu diep vien tai anh bi dau doc
Cựu điệp viên đa mang Sergei Skripal và con gái

Chỉ trong 9 ngày sau khi xảy ra vụ cha con nhà Skripal, cựu điệp viên Nga chết tại Anh, London đã huy động một sự phản đối chưa từng có với nước Nga. Hãy xem cách người Anh phản ứng với vụ việc. Vào tối ngày 4/3, một người đàn ông lớn tuổi và một phụ nữ trẻ đã được tìm thấy bất tỉnh trước một tiệm bánh ở Anh. Vào sáng ngày 5/3, tất cả mọi người đã biết được hai người đó là Sergei Skripal, cựu Đại tá của GRU (Cơ quan tình báo Nga) và cựu gián điệp tình báo Anh, và con gái của ông ta.

Hai ngày sau, vào ngày 7/3, khi cảnh sát Anh vừa đưa ra khả năng Skripal có thể bị đầu độc bởi một "chất độc thần kinh" thì người đứng đầu chính sách ngoại giao của Anh Boris Johnson đã đăng đàn tuyên bố: "Mọi người đều nhớ đầu độc Litvinenko. Nếu Nga liên quan tới vụ này, phản ứng của Anh sẽ cứng rắn".

Bốn ngày sau, vào ngày 12/3, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố các nhà nghiên cứu Anh đã xác định chất độc: đó là "Novitchok", được sản xuất ở Liên Xô trong những năm 1980. Không ai có thể có được công thức độc ngoại trừ Nga. Bà Theresa cũng đưa ra một tối hậu thư cho Nga yêu cầu Moskva "giải thích toàn bộ vụ đầu độc Skripal trước nửa đêm ngày 13/3". Và nếu câu trả lời không đủ thuyết phục, vụ việc này sẽ buộc Anh phải sử dụng đến vũ khí “bất hợp pháp” để đáp trả. Một ngày sau đó, Thủ tướng Anh Theresa May ra lệnh trục xuất 23 người Nga mà bà cho là gián điệp hoạt động với vỏ bọc ngoại giao. Ngày 20/3, ba chiếc xe biển số ngoại giao chở 23 nhà ngoại giao Nga đã rời Đại sứ quán nước này tại London.

Nước Nga “chết đứng người” trước kiểu “cả vú lấp miệng em” của chính quyền và truyền thông nước Anh. London không muốn nghe và cũng không muốn hợp tác với các cơ quan điều tra Nga để làm rõ ngọn nguồn. Với họ, thủ phạm đầu độc Skripal không ai khác ngoài nước Nga và họ chắc như đinh đóng cột vào điều đó cho dù Moskva có nói gì đi chăng nữa. Đẩy sự việc đi xa hơn, London kêu gọi các đồng minh vào cuộc tố cáo Nga. London, Berlin, Paris và Washington ra thông cáo chung khẳng định Nga có trách nhiệm trong vụ mưu sát này vì không có cách giải thích hợp lý nào khác.

Các nước phương Tây đòi Nga phải cung cấp thông tin về chương trình “Novitchok” mà theo Vil Mirzaianov, một nhà hóa học Nga hiện nay đang tị nạn tại Mỹ, đã chế tạo nhiều chất độc lợi hại trong thập niên 1980, cuối thời Liên Xô cũ. Ngày 15/3, Mỹ thông báo một loạt biện pháp mới trừng phạt nước Nga để trả đũa chuyện Nga can thiệp vào bầu cử năm 2016 và nhiều vụ tin tặc. Tổng cộng 19 cá nhân và 5 tổ chức, trong đó có cơ quan phản gián FSB, hậu thân của KGB và GRU, quân báo thời Liên Xô.

Sau khi các đề xuất hợp tác điều tra vụ đầu độc theo luật pháp quốc tế bị khước từ thẳng thừng, nước Nga không ngồi yên. Tổng thống Nga V.Putin triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia. Ngoại trưởng Serguei Lavrov nói đến biện pháp trục xuất các nhà ngoại giao Anh. Sau đó, Moskva thông báo đang chuẩn bị trả đũa Mỹ. Ngày 17/3, Nga tuyên bố các biện pháp đối phó với các hành động thù địch của Anh. Theo trang web của Bộ Ngoại giao Nga, 23 nhà ngoại giao Anh được tuyên bố là “không được chào đón” và có một tuần để rời khỏi đất nước này. Ngoài ra, Tổng Lãnh sự quán Anh tại St. Petersburg sẽ đóng cửa và hoạt động của Hội đồng Anh sẽ bị đình chỉ. Những biện pháp này đã được thông báo với Đại sứ Anh tại Moskva Laurie Bristow, người trước đó đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga. Laurie Bristow đến đó lúc 11 giờ sáng ngày 17/3 trên một chiếc xe Jaguar màu đen treo cờ Anh. Cuộc đàm thoại kéo dài khoảng 10 phút. Khi rời khỏi Bộ Ngoại giao Nga, ông ta từ chối trả lời các nhà báo, chỉ nói ngắn gọn: "Nga đã thông báo các biện pháp đối phó".

Trong thông báo Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh bảo lưu quyền tiến hành các bước bổ sung nếu London "tiếp tục tiến hành những bước đi thù địch đối với Nga". Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga giải thích thêm, thời gian đóng cửa của Tổng lãnh sự quán Anh tại St. Petersburg sẽ được xác định phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. London sẽ có một khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho việc đóng cơ sở này. Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Anh tại St Petersburg, mở cửa từ năm 1992, phụ trách phát triển của các mối quan hệ ở Tây Bắc nước Nga.

Ngoài bị pháp trả đũa trên, một giới chức Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/3 nói nước Anh có thể đứng sau vụ tấn công bằng chất hóa học trên. Phát biểu tại cuộc họp với các đại sứ nước ngoài ở Moskva, ông Vladimir Yermakov, người đứng đầu bộ phận kiểm soát và cấm phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga, nói: "Lôgic cho thấy chỉ có hai tình huống có thể xảy ra: hoặc là chính quyền Anh không bảo vệ được dân chống các cuộc tấn công khủng bố ngay trên lãnh thổ của họ, hoặc là chính quyền Anh đã trực tiếp hay gián tiếp, tôi không tố cáo một ai, dàn dựng cuộc tấn công nhắm vào một công dân Nga".

Phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 21/3 nói Moskva muốn Anh cho biết ông Skripal và Yulia, con gái ông, đang ở đâu. Ông Lavrov nói Moscow cũng muốn biết lý do tại sao chính phủ Anh đổ tội cho Nga là phải chịu trách nhiệm, trong khi cuộc điều tra của cảnh sát về vụ việc ở Salisbury chưa hoàn tất. Tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nhật Taro Kono ở Tokyo, ông Lavrov nói không còn nghi ngờ gì là êkíp lãnh đạo Anh hiện nay cố tình chọn con đường phá hoại các quan hệ Nga-Anh. Theo biên bản buổi họp báo tải lên trang web của Bộ Ngoại giao Nga, ông Lavrov viết: "Nếu tình trạng này tiếp tục dưới hình thức của bất kỳ hành động cụ thể nào khác chống lại Nga, thì tất nhiên nguyên tắc ăn miếng trả miếng vẫn được áp dụng. Sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người và cho chính phủ Anh, nếu họ bớt kích động và lấy lại bình tĩnh".

Cuộc tấn công bằng chất độc thần kinh đã đẩy các quan hệ Anh - Nga vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Sự kiện Anh ngưng mọi tiếp xúc song phương với Nga, trục xuất 23 nhà ngoại giao, con số lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, thông báo đầu tư 48 triệu bảng Anh để phòng ngừa chiến tranh vi trùng, cộng với hậu thuẫn của các nước đồng minh phải chăng là màn đầu của chiến tranh lạnh mới? Về phần NATO, tuy sát cánh với thành viên Anh, cánh tay vũ trang của phương Tây cũng khá ôn hòa. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Nga “hợp tác” làm sáng tỏ vụ mưu sát cựu điệp viên nhưng cùng lúc tuyên bố “NATO không muốn chiến tranh lạnh” xảy ra.

Báo Le Monde của Pháp ra ngày 20/3 đăng bài của chuyên gia về Nga Jean Radvanyi, nhấn mạnh đến “vòng xoáy đe dọa” giữa Nga và phương Tây, đang ngày một trở nên tồi tệ hơn, một lần nữa được kích phát với nghi án cựu điệp viên Nga Skrypal bị đầu độc tại Anh. Theo tác giả, các nước cần kiềm chế, không nên để cho một số phương tiện truyền thông kích động không khí Chiến tranh Lạnh, với các sản phẩm kiểu như bộ phim tài liệu Inside the War Room, về một cuộc Thế chiến thứ Ba, sau biến cố tại Latvia. Phim được BBC sản xuất năm 2016.

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine rồi Syria, cho đến giờ này Nga đã đứng vững trước mọi đòn tấn công từ phương Tây cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Theo giới quan sát, những biện pháp trừng phạt mới của Anh và các đồng minh sẽ không phát huy tác dụng. Thái độ “cả vú lấp miệng em” vốn được các nước phương Tây áp dụng với Nga thực chất chỉ phục vụ các lợi ích chính trị trong nước họ. Trong quan hệ quốc tế, người ta rất thận trọng việc tố cáo thẳng thừng nước khác khi chưa có bằng chứng cụ thể vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế, nhưng giờ đây Anh và phương Tây không còn gì phải sợ khi mà trong suốt mấy năm qua họ đã dùng nhiều biện pháp trừng phạt Nga.

S.Phương

AFP