Thanh tra toàn diện các dự án điện phát triển giai đoạn 2011-2021
Quyết định được ban hành theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I) và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII) và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Thời kỳ thanh tra từ năm 2011 đến hết năm 2021, khi cần thiết có thể thanh tra những nội dung liên quan trước hoặc sau thời kỳ thanh tra. Thời hạn thanh tra là 85 ngày làm việc tại đơn vị kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra, trừ những ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
Quyết định này đã được gửi tới UBND các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Bình Phước, Bạc Liêu và Đăk Nông. Đây là các địa phương vừa qua có sự phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà, điện gió.
Thanh tra toàn diện về quy hoạch, đầu tư các dự án điện tại 6 địa phương có nhiều dự án năng lượng tái tạo (ảnh minh họa) |
Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạm dừng cấp chủ trương đầu tư với các dự án điện gió, điện mặt trời đã có trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt nhưng chưa triển khai tính tới ngày 26/1/2022, để chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đối với các dự án đã được phê duyệt, đã có chủ trương đầu tư đến thời điểm 26/1/2022 và chưa đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá bán điện cố định (FIT), Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư được đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để xác định giá mua bán điện nằm trong khung giá phát điện do Bộ này ban hành, với quy trình theo quy định.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Công thương khi xây dựng đề án Quy hoạch điện VIII (giai đoạn 2021-2030, có tính tới năm 2045), tại Quyết định 428/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch điện VII điều chỉnh, có 98 Dự án với tổng công suất 57.535 MW được ghi danh. Giai đoạn sau đó tới hết năm 2020, đã có thêm 384 dự án hoàn toàn mới với tổng công suất 51.552 MW được bổ sung vào quy hoạch điện. Trong số 384 dự án được bổ sung mới này có 190 dự án điện gió với tổng công suất 11.860 MW và 175 dự án điện mặt trời với tổng công suất 15.450 MW.
Con số trên chưa kể 105.000 hệ thống điện mặt trời áp mái nhà đã vào vận hành với tổng công suất 7.755 MW và được hưởng giá mua điện theo các Quyết định 11/2017/QĐ-TTg và 13/2020/QĐ-TTg nhưng lại không được lên kế hoạch trong Quy hoạch Điện hiện hành. Điều đáng nói là các dự án điện mặt trời mái nhà tập trung ở miền Trung và miền Nam với 7.220 MW đã phá vỡ cân bằng vùng miền, góp phần gây hiện tượng thừa nguồn tại khu vực này, đặc biệt trong các giờ buổi trưa, khi nguồn điện mặt trời phát cao.
Năm 2020, tỷ trọng nguồn điện gió, điện mặt trời trong hệ thống điện đạt 16.941 MW trong tổng công suất lắp đặt là 69.342 MW, chiếm 24%. Tới năm 2021, đã có 16.941 MW công suất năng lượng tái tạo so trong tổng công suất của hệ thống là 69.342 MW, tức là đạt 27%.
Lâm Anh
-
Giảm phát thải khí nhà kính - Giải pháp nào cho ngành phân bón
-
[PetroTimesTV] Bước ngoặt mới cho năng lượng tái tạo châu Âu
-
Hoàn thành cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, Nậm Tông
-
Cần sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi
-
Hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh