Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thanh kiếm và lá chắn của Mỹ

14:15 | 30/11/2011

685 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tổng thống Medvedev cho biết Nga “có quyền làm gián đoạn những bước tiếp theo trong lĩnh vực giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí” nếu Mỹ ngoan cố lập hệ thống phòng thủ tên lửa ngay sát nách Nga…

Ngày 23/11/2011, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã phản đối gay gắt chương trình lập lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu. Mỹ trấn an Nga khi nói rằng, hệ thống phòng thủ lá chắn của họ chẳng đe dọa gì đến an ninh nước Nga. Nhưng làm sao “không có làm sao” khi tại sao “anh” cứ ôm súng chĩa vào cửa nhà “tôi” mà lại bảo “chẳng có làm sao”? Tổng thống Medvedev cho biết Nga “có quyền làm gián đoạn những bước tiếp theo trong lĩnh vực giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí” nếu Mỹ ngoan cố lập hệ thống phòng thủ tên lửa ngay sát nách Nga…

Lá chắn hão huyền

Đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã đạt được thỏa thuận đặt 24 tên lửa bắn chặn tại Romania cũng như kế hoạch lắp một hệ thống radar cực kỳ phức tạp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Vài năm gần đây, Nga liên tục phản đối kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ, mà gần đây nhất, tại cuộc họp Thượng đỉnh APEC ở Hawaii trung tuần tháng 11/2011, khi Tổng thống Medvedev nêu thẳng vấn đề với Tổng thống Mỹ Obama. Tuy nhiên, như miêu tả của Tổng thống Medvedev, “quan điểm của chúng tôi (Mỹ và Nga) vẫn còn cách xa”. Lầu Năm Góc cho rằng Mỹ không thể không có hệ thống phòng thủ quốc gia. Mỹ bày tỏ lo lắng trước việc hiện nay nhiều nước đang nắm trong tay tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với đầu đạn hạt nhân, như Iran, Iraq và CHDCND Triều Tiên. Tháng 7/1998, một tiểu ban dưới sự chỉ huy của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld từng cảnh báo rằng, công nghệ sản xuất ICBM hiện không còn là bí mật và có thể triển khai dễ dàng. Ngoài ra, không ít sự kiện khác cũng khiến Mỹ có cớ mà sợ. Tháng 8/1998, CHDCND Triều Tiên đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa ba tầng Taepo-dong 1. Taepo-dong 1 có thể mang một quả bom nguyên tử

Sau lần gặp Barack Obama tại APEC trung tuần tháng 11/2011, Tổng thống Dmitri Medvedev đã thất vọng nói rằng "quan điểm của chúng tôi (về vấn đề lá chắn tên lửa Mỹ tại châu Âu) vẫn còn cách xa"

1.000 kg và phóng xa 2.500km, hoặc mang một đầu đạn sinh học xa đến 4.100km. trong khi đó, Taepo-dong 2 (được thử nghiệm năm 2006) có thể phóng xa đến 6.000km. Như vậy, về lý thuyết, CHDCND Triều Tiên hoàn toàn đủ khả năng phóng tên lửa tấn công vào Mỹ, đến tận địa điểm xa nhất, chẳng hạn Alaska. Mỹ cũng lo lắng trước cường quốc hạt nhân cũ là Nga và càng lo lắng trước cường quốc không gian mới nổi là Trung Quốc và Iran. Tuy nhiên, tất cả chỉ là lập luận một chiều của Mỹ. Thế cho nên, chẳng phải tự nhiên mà tờ Time gọi vấn đề được đưa ra và dẫn giải theo cách của Mỹ là Shield of dreams (Lá chắn hão huyền).

Điều mâu thuẫn của Mỹ ở chỗ, song song việc tiến hành chương trình phòng thủ, Mỹ lại gây áp lực buộc Nga phải giải trừ vũ khí hạt nhân! Làm sao Nga có thể đơn phương cắt giảm vũ khí hạt nhân khi Mỹ chưa thực hiện hành động tương tự và nhất là trong tình hình Washington đã liên tiếp qua mặt Moskva khi thực thi các chính sách quân sự toàn cầu?

Hệ thống bắn chặn của Mỹ có làm nên "cơm cháo” gì không?

Vấn đề đang được báo chí Mỹ khai thác là liệu lá chắn tên lửa của Mỹ có hiệu quả? Hệ thống lá chắn tên lửa hoạt động theo nguyên tắc triệt tiêu tên lửa địch ngay từ ngoài khí quyển. Một ICBM bắn vào Mỹ thoạt đầu sẽ được dò ra bằng mạng vệ tinh hồng ngoại với sự hỗ trợ của hệ thống radar – đặt ở Massachusetts, California, Alaska, Anh và Greenland. Mạng radar này hoạt động ở tần số tương đối thấp với nhiệm vụ chính là xác định tuyến đường của tên lửa đang tấn công. Thông tin về đường bay của tên lửa sẽ được chuyển đến bộ tiếp nhận của hệ thống phòng thủ quốc phòng – với dàn radar khổng lồ nằm ở trung tâm chỉ huy – nhằm tập trung phân tích mở rộng đích đến của tên lửa (phiên bản của dàn radar như thế hiện được sử dụng tại căn cứ Mỹ ở đảo san hô Kwajalein, Thái Bình Dương). Tất cả thông tin và dữ liệu sau đó được truyền đến bộ chỉ huy, nơi sẽ xác định điểm gặp tên lửa địch trước khi phóng tên lửa của mình. Mỗi tên lửa đối kháng gồm một hỏa tiển đẩy và bộ phận gọi là “cỗ xe giết chóc ngoài khí quyển” (exoatmospheric kill vehicle). Những “cỗ xe hủy diệt ngoại tầng khí quyển” này được thiết kế để triệt tiêu các vũ khí tấn công từ độ cao 225km cách mặt đất, trước khi chúng có thể đánh trúng một thành phố Mỹ và giết chết hàng ngàn người, nếu không nói hàng triệu. Tại Lầu Năm Góc, các sĩ quan quân đội Mỹ cũng đang vạch ra những kế hoạch thiết dựng hệ thống radar quan sát mọi ngóc ngách trên trái đất nhằm đề phòng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Mỹ. Tại quần đảo Aleutian thuộc bang Alaska, các nhóm khảo sát quân đội Mỹ đã nghiên cứu địa hình để xây dựng hệ thống radar chiến lược. Nói tóm lại, Chính phủ Mỹ đang tiến hành kế hoạch tốn kém nhất từ trước đến nay để lập ra một lá chắn không gian, một chương trình từng được thai nghén thời Reagan.

Một giả định: 1/ tên lửa Iran bắn lên; 2/ vệ tinh Mỹ phát hiện bằng kỹ thuật tầm nhiệt; 3/ đường bay tên lửa Iran được dò theo bằng radar tiền phương (forward-based); 4/ nó được dò tiếp theo nhờ radar giữa chặng (tại CH Czech); 5/ tên lửa bắn chặn của Mỹ khai hỏa (từ Ba Lan); 6/ toàn bộ tên lửa cũng như bầy chim mồi của đối phương bị tiêu diệt

Để đảm bảo khả năng thành công, tên lửa đối kháng phải được phóng ngay sau khi phát hiện được tên lửa địch đang bắn tới. Với vận tốc đốt (burnout speed) cực nhanh (7km/giây), tên lửa đối kháng sẽ nhận được thêm thông tin về tên lửa địch trên đường bay của mình. Nhằm có thể triệt tiêu tên lửa địch, nhiều tên lửa đối kháng được phóng cùng lúc, nhắm vào cùng một mục tiêu. Theo kế hoạch, cần 100 tên lửa đối kháng để triệt tiêu một tên lửa địch. Theo lý thuyết, “cỗ xe giết chóc” – với thiết bị dò hồng ngoại riêng và bộ phận nhận dữ liệu từ trung tâm chỉ huy – có thể phân biệt được tên lửa địch với mảnh vụn tên lửa hay “tên lửa nhử” (hoạt động như “chim mồi”). Khi phá tên lửa địch, “cỗ xe giết chóc” cũng tan tành. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất không phải là “cỗ xe” mà là hệ thống radar, đặc biệt là radar nằm trong quỹ đạo dò tìm tên lửa, gọi là SBIRS-Low (hệ thống hồng ngoại trong không gian ở quỹ đạo thấp). Trước đây, người ta gọi SBIRS-Low là “Những con mắt sáng”, được thiết kế để dò tìm tên lửa bằng bộ cảm biến hồng ngoại sóng ngắn-trung-dài cũng như bộ cảm biến ánh sáng.

Theo đánh giá của Văn phòng Kế toán tổng quát (GAO), việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa tốn 18-28 tỉ USD nhưng nhiều người cho rằng có thể cao hơn thế nhiều. Trong khi đó, các hệ thống “bắn-giết” (hit-to-kill systems) của Mỹ trước nay đều hoạt động không hiệu quả, với thành công vỏn vẹn ba lần trong 17 cuộc thử nghiệm đầu tiên. Hệ thống “bắn-giết” Patriot chẳng hạn, thành công 17 lần trong 17 cuộc thử nghiệm nhưng thất bại gần như hoàn toàn trong 44 lần tấn công tên lửa Scud của Iraq trong cuộc chiến Vùng Vịnh. Hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa càng khó cơ may thành công. Được thiết kế nhằm ứng chiến các tên lửa địch đang bay đến, hệ thống này dễ dàng bị đánh lừa vì các vật thể bay trong khí quyển đều theo đường đạn đạo giống nhau, bất luận trọng lượng.

Ngoài ra, thiết bị cảm biến của tên lửa đối kháng Mỹ cũng làm việc không đạt yêu cầu. Đầu đạn hạt nhân, hỏa tiễn đẩy và quả bóng phát nhiệt đóng vai trò làm “chim mồi” đều khó có thể phát hiện vì ảnh ghi lại được rất mờ và nhòe giống nhau. Trước những lổ hổng trong hệ thống phòng thủ quốc gia (national defense), nhiều nghị sĩ Mỹ cho rằng nên duy trì và phát triển hệ thống phòng thủ cục bộ (theater defense), ít tốn kém hơn và có cơ may thành công nhiều hơn. Được thiết kế nhằm bảo vệ một khu vực nhỏ, đối chọi với tên lửa tầm thấp, hệ thống phòng thủ cục bộ thật ra cũng không hoạt động như ý muốn.

Cao Minh