Thẩm phán Tây Ban Nha muốn Mỹ dẫn độ nhóm đột nhập sứ quán Triều Tiên
Một người bấm chuông tại cửa sứ quán Triều Tiên tại Tây Ban Nha ngày 28/2. Ảnh: Reuters. |
Một thẩm phán Tây Ban Nha cho rằng toàn bộ 10 nghi phạm đột nhập sứ quán Triều Tiên tại nước này hồi tháng hai đã đến Mỹ, trong số này có một công dân Mỹ, các công dân Hàn Quốc và một công dân Mexico đang sống ở Mỹ. Thẩm phán có kế hoạch yêu cầu Mỹ dẫn dộ những người này đến Tây Ban Nha, nơi họ có thể đối mặt án tù 28 năm, Reuters đưa tin ngày 27/3.
Thẩm phán cũng nói rằng thủ lĩnh của nhóm nghi phạm là Adrian Hong Chang, công dân Mexico, "đã liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại New York 5 ngày sau vụ đột nhập nhằm cung cấp thông tin liên quan tới sự cố trong đại sứ quán".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino khẳng định Washington không liên quan đến vụ đột nhập và nhấn mạnh rằng Mỹ kêu gọi việc bảo vệ tất cả sứ quán trên thế giới. Bộ Ngoại giao Mỹ chưa phản hồi yêu cầu bình luận về đề nghị dẫn độ.
FBI nói rằng "thông lệ tiêu chuẩn của chúng tôi là không xác nhận cũng không phủ nhận có tồn tại một cuộc điều tra hay không", đồng thời cho biết cơ quan này có quan hệ làm việc chặt chẽ với các đối tác hành pháp Tây Ban Nha.
Washington Post tháng trước dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay nhóm Dân phòng Cheollima, tổ chức bất đồng chính kiến âm mưu lật đổ chính quyền Triều Tiên, ngày 22/2 cầm súng giả xông vào đại sứ quán Triều Tiên ở Tây Ban Nha, trói tay và bịt miệng các nhân viên ngoại giao rồi lấy đi nhiều tài liệu, máy tính và điện thoại. Họ còn cố thuyết phục một tùy viên thương mại Triều Tiên đào tẩu nhưng ông này khước từ.
Sự việc xảy ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội, nơi hai bên không đạt được thỏa thuận. Giới chuyên gia nhận định số máy tính và điện thoại mà nhóm trên lấy đi có thể chứa nhiều thông tin quan trọng, bao gồm chi tiết về nỗ lực phá vỡ lệnh cấm vận kinh tế của Triều Tiên.
Dân phòng Cheollima hôm nay thừa nhận trên trang web rằng họ đứng sau sự cố ở sứ quán Triều Tiên. Tuy nhiên, nhóm nói rằng họ được mời vào đại sứ quán, không nhân viên sứ quán Triều Tiên nào bị bịt miệng hay đánh đập, cũng không có vũ khí được sử dụng. Nhóm khẳng định không chính phủ nào liên quan đến hoạt động của họ.
Nhóm này từng gây sự chú ý vào năm 2017 khi đưa con trai của Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với ông Kim Jong-un, rời khỏi Macau khi mạng sống của cậu này có nguy cơ bị đe dọa.
| Tiết lộ thời điểm nhà lãnh đạo Triều Tiên thăm Nga |
| Ông Trump bất ngờ lệnh rút lại lệnh trừng phạt bổ sung với Triều Tiên |
| Mỹ sẽ rất thất vọng nếu Triều Tiên thử tên lửa |
Theo VnExpress.net
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU và cuộc chiến thương mại với xe điện Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Equinor hủy bỏ các kế hoạch điện gió ngoài khơi quan trọng vì chi phí tăng cao
-
Bản tin Năng lượng xanh: Tây Ban Nha đã cấp phép cho gần 300 dự án năng lượng tái tạo với vốn đầu tư 18 tỷ USD
-
Bản tin Năng lượng xanh: Tây Ban Nha có kế hoạch mới hỗ trợ ngành công nghiệp hydro xanh và năng lượng tái tạo
-
Bản tin Năng lượng xanh: Dữ liệu ngành cho thấy năng lượng hỗn hợp của EU là xanh nhất
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo