Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thảm họa thời trang nam... mặc váy!

11:21 | 08/08/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Những chiếc váy được khoác lên thân hình cơ bắp của người mẫu nam trong đêm trình diễn “Thời trang và đam mê” vừa qua đã khiến công chúng không khỏi choáng váng.

Thừa nhận, với công việc không ngừng sáng tạo như Thiết kế thời trang thì lặp lại là cái chết của nghệ thuật, nhưng điều đó không bảo chứng cho việc nhà thiết kế muốn làm gì thì làm. Vừa qua, liên tục xuất hiện những hiện tượng “khoác váy” cho nam đã khiến công chúng không khỏi choáng váng với “gu” thời trang hợm hĩnh này. Đây là điều rất đáng báo động và vô tình đem đến mối nghi ngại về sự lệch “gu” thẩm mỹ thời trang trong thời đại mới.

Thực ra, ý tưởng để nam giới mặc váy không phải là mới. Và cứ nhắc đến phong cách này, người ta thường nhắc đến nhà thiết kế Marc Jacob, một nhà thiết kế đồng tính đã bất chấp những định kiến từ dư luận mà cho ra đời những thiết kế quái lạ này. Thế nên, không thể tự hào rằng, nhà thiết kế thời trang Việt là những người tiên phong. Nhưng phải thừa nhận, họ là những "hậu duệ" trung thành!

Giám khảo Nam Trung từng gây sốc về việc mặc váy trên ghế nóng của Vietnam's Next Top Model 2012

Không phải ngẫu nhiên, dư luận đã từng một phen choáng váng khi vị giám khảo Nam Trung “cả gan” mặc váy, ngồi một cách yểu điệu trên ghế nóng của Vietnam’s Next Top Model 2012. Góp mặt cho rôm rả ngay trong sự kiện này, NTK Đỗ Mạnh Cường cũng khoác trên mình chiếc váy điệu đà không kém. Hiện tượng này một thời gian dài trở thành chủ đề bàn luận cho việc nên hay không để đàn ông mặc váy?

Lý giải cho sự vụ này, hai giám khảo mong muốn sẽ mang đến một phong cách thời trang đặc biệt để đánh thức cá tính của các thí sinh. Tuy nhiên, sự “đánh thức” này đã không được dư luận đồng tình.

Sự vụ chưa đến hồi ngã ngũ thì vừa qua, bộ sưu tập của NTK trẻ Hà Nhật Tiến trong đêm diễn “Thời trang và Đam mê” lại một lần nữa đem đến sự tranh cãi. Rõ ràng mục đích đã dồn cả vào cái tên Androgyny (Lưỡng tính), nhưng khi bộ sưu tập được ra mắt vẫn không khỏi làm công chúng bất ngờ. Những câu hỏi đặt ra rằng: Không biết xuất phát từ đâu mà nhà thiết kế lại có thể nghĩ ra việc để nam giới khoác nên mình những bộ váy sặc sỡ và dị biệt đến thế?

Mặc dù có lý giải cho sự vụ rằng: “Bộ sưu tập dành cho những cá tính dị biệt, là tuyên ngôn mạnh mẽ về sự tự do, không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào”. Thế nhưng, sự “tự do” một cách quá đà của các nhà thiết kế này thực sự... có vấn đề.

Việc một dàn người mẫu nam sải chân trên sàn catwalk trong những bộ váy sặc sỡ cùng với việc không quên đính kèm phụ kiện dành cho nữ như: kẹp tóc, nơ thắt… thì vô cùng phản cảm. Rõ ràng những hành động này phục vụ ý đồ cũng như chuyển tải thông điệp cho bộ sưu tập nhưng vẫn thật khó được chấp nhận.

Mẫu nam mặc váy, cài nơ trong bộ sưu tập Androgyny của NTK trẻ Hà Nhật Tiến

Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện "đàn ông mặc váy" tiếp tục được khuấy động khi loạt ảnh mẫu nam tự tin khoe vẻ đẹp kiêu sa trong những bộ váy cưới tinh khôi được đăng tải. Lấy ý tưởng từ bộ phim hài nổi tiếng "Ba chàng ngốc", những chiếc váy cưới lộng lẫy đã không còn là độc quyền dành cho phụ nữ mà bỗng chốc được khoác cho đám mày râu lực lưỡng.

Ngay sau khi bộ ảnh này xuất hiện đã khiến dân cư mạng phẫn nộ và phản đối gay gắt. Và đương nhiên, việc đàn ông mặc váy... rõ ràng thật khó chấp nhận trong văn hóa Việt.

Có lẽ những nhà thiết kế có ý tưởng táo bạo này sẽ lấy làm không công bằng khi những họa tiết đẹp đẽ, những chiếc váy ngắn có thể khoe thân chỉ dành cho phụ nữ mà tại sao lại không dành cho đàn ông? Và sự thật là, đã có những người đàn ông ở Scotland mặc váy, và lại có những người đàn ông trên đất nước Hy Lạp cổ đại mặc những chiếc áo choàng Toga rất đẹp.

Nhưng mỗi đất nước sẽ có tập quán và thuần phong mỹ tục riêng. Hơn nữa, phải thừa nhận với những chiếc váy cứng nền nã thì cũng không thể chê họ thiếu nam tính. Nhưng ở Việt Nam, với phông văn hóa người Việt thì thật khó có thể chấp nhận việc nam giới mặc váy. Mặt khác, nếu thiết kế là những bộ sưu tập tôn vinh vẻ đẹp thì không bàn luận, nhưng ở đây cái “đẹp” đã bị vùi dập. Vừa đánh mất vẻ nam tính của phái mạnh, lại vừa đánh mất thuần ý niệm về những bộ trang phục nữ tính chỉ dành cho phái đẹp.

Váy cưới dành cho nam, ý tưởng kỳ quái bị cộng đồng mạng la ó

Đã có những xu hướng thời trang ban đầu bị coi là phản cảm, nhưng bằng cách từ từ tiếp cận, bất ngờ đến một lúc nào đó, công chúng sẽ tự nhiên đón nhận và coi chúng là rất bình thường. Tuy nhiên, với phong cách thời trang: Nam mặc váy, thử hình dung trong tương lai điều này mang tới một trào lưu thì đúng là thảm họa. Thời trang là tôn vinh cái đẹp, sẽ ra sao khi những người đàn ông nam tính bỗng chốc trở nên điệu đà với váy áo? Và, những bộ cánh tôn vinh nét đẹp dịu dàng lại khoác lên những thân hình cơ bắp lực lưỡng thì rõ ràng là phi thẩm mỹ. Đây không còn là thảm họa thời trang mà hơn cả là sự dị hợm trong văn hóa.

Không thể phủ nhận: Thiết kế thời trang là phải không ngừng biến đổi, phải tìm ra cho mình những hướng đi mới và đôi khi táo bạo đến mức thách thức khách hàng. Nhưng không phải vì thế mà các nhà thiết kế tự cho mình cái quyền tự do muốn làm gì thì làm. Bởi sáng tạo cũng nên nằm trong khuôn khổ, không thể đem đến những bộ đồ thiếu thẩm mỹ rồi tuyên bố rằng đó là sáng tạo.

Nghệ thuật bao giờ cũng có sức ảnh hưởng lớn, có khi quyết định một xu hướng thẩm mỹ văn hóa nên hơn ai hết, nhà thiết kế phải là người ý thức trên hết công việc mình đang làm. Nên thay vì "tôi sáng tạo nên tôi cứ làm" thì họ nên định hướng đến phục vụ công chúng bằng những thiết kế có tính ứng dụng chứ không nên chạy theo độc, theo lạ... để rồi cho ra đời những bộ sưu tập trở thành thảm họa. Đáng nói là nó không chỉ dừng lại trên sàn catwalk mà còn được các anh chàng diện ra trước công chúng khi đang làm giám khảo! 

Huy An