Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dòng phim “kinh dị” tại Việt Nam gian nan tìm lối

08:00 | 26/06/2024

975 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tháng 5/2024, bộ phim “Án mạng lầu 4” được khởi chiếu rộng rãi tại nhiều cụm rạp và gây được chú ý trong cộng đồng. Dù còn nhiều khen chê, song không thể phủ nhận bộ phim này đã góp thêm một tiếng nói mới mẻ cho dòng phim “horror” (trinh thám, kinh dị) vốn còn rất non trẻ tại Việt Nam.
Dòng phim “kinh dị” tại Việt Nam gian nan tìm lối
Poster phim “Án mạng lầu 4”

Nhiều suy ngẫm

“Án mạng lầu 4” mở đầu bằng những cảnh quay rất “hiền lành” như nhiều bộ phim kinh dị khác. Đó là hình ảnh viên cảnh sát đi gõ cửa từng căn phòng trong khu tập thể, yêu cầu cư dân cập nhật thông tin dữ liệu dân cư online.

Tiếp đó là sự xuất hiện của cặp vợ chồng trẻ: Thắng (Trương Thế Vinh thủ vai) và Đình Đình (Lương Bích Hữu đóng). Họ đang chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại với mục tiêu định cư ở Canada, thì “bỗng dưng” tai họa ập tới. Cháu bé do nhà hàng xóm gửi hai người trông dùm trong một thời gian ngắn, đột ngột được phát hiện đã chết.

Người có suy nghĩ đầu tiên đúng đắn nhưng ngay sau đó đã biến suy nghĩ đúng thành quyết định sai chính là người đàn ông. “Đã đâm lao phải theo lao” - họ phải tiếp tục có thêm nhiều hành động sai lầm khác, đẩy cả hai vào tình trạng không lối thoát.

Trong suốt phim ta thấy Đình Đình luôn nghĩ ra những giải pháp đúng và khả quan, trong khi Thắng lại thiên về những giải pháp đẩy họ lấn sâu vào khủng hoảng. Tại sao Thắng lại làm như vậy? Anh ta có những bí mật nào, đang và sắp phải giải quyết những vấn đề gì? Tất cả chỉ là phỏng đoán.

Nhịp độ 30 phút cuối phim có vẻ như hơi chùng xuống, nhưng nhờ đoạn này mà phim vượt ra khỏi một bộ phim “ai là thủ phạm” thông thường. Hai nhân vật có hai hướng giải quyết khác nhau, nhưng chính trong quá trình cùng nhau vượt qua thảm họa đó họ lại xác tín được tình yêu của người này đối với người kia và mối quan hệ vợ chồng của mình.

Với những ai là “fan” của thể loại phim kinh dị “nặng đô”, dạng như “The Exorcist” (Quỷ ám); “Perfume: The Story of a Murderer” (Mùi hương) hay “Annabelle” (Búp bê ma ám)…, có lẽ sẽ không thỏa mãn bởi những trường đoạn rùng rợn, kinh dị trong phim còn quá “hiền”. Bên cạnh đó, kịch bản cũng chưa thực sự tạo nên những bất ngờ nếu không muốn nói là có phần phi logic, những cú twist (nút thắt) cũng quá “nhẹ”, mâu thuẫn giữa các nhân vật chưa được đẩy lên cao trào... Trong phim cũng chưa xây dựng được nhân vật nào gây ám ảnh như bác sĩ Hector trong “Sự im lặng của bầy cừu”.

Mặc dù vậy, bộ phim cũng có nhiều điểm đáng khen ngợi. Đó là dù chỉ quay trong một căn hộ chật chội và bức bối, nhưng lại có những cảnh quay xuất thần, như là khung hình những túi nilon đựng quần áo được hút chân không trước khi cho vào vali...

Bên cạnh đó, cái kết của phim thực sự ám ảnh. Phim không giải quyết bất cứ vấn đề nào nêu trong phim, bỏ ngỏ hoàn toàn về nguy cơ của những hậu quả tệ hại mà cặp vợ chồng sẽ phải đối mặt trong ít phút hoặc trong ít giờ nữa. Từ những người có nhiều khả năng vô can, họ đã tự tước bỏ rất nhiều cơ hội chứng minh sự vô tội của mình.

Phim là một tình huống có thể xảy ra với tất cả mọi người. Xem phim, ta sẽ tự hỏi, nếu phải đối mặt với sự cố này thì chúng ta sẽ hành xử như thế nào, sẽ vượt qua thảm kịch như thế nào? Cùng với đó là rất nhiều câu hỏi khác về các tình tiết của bộ phim. Và mỗi người sẽ có những câu trả lời riêng dựa trên trải nghiệm của chính mình.

Dòng phim “kinh dị” tại Việt Nam gian nan tìm lối
Phim “Lời nguyền huyết ngải”

Lận đận tìm đường

Còn nhớ cách đây hơn chục năm, bộ đôi biên kịch - đạo diễn Kim Quy - Bùi Thạc Chuyên đã cho ra lò bộ phim kinh dị mang tên “Lời nguyền huyết ngải”.

“Lời nguyền huyết ngải” là câu chuyện về loài cây quỷ dữ theo truyền thuyết của tộc người Sắng La. Vào một ngày, 3 cậu sinh viên trường Y: Bình, Khải và Tùy vô tình phát hiện ra bí mật về loài cây hút máu và quyết dấn thân vào cuộc tìm kiếm để thỏa mãn trí tò mò. Tuy nhiên, tất cả đã không còn là truyền thuyết khi hình bóng thiếu nữ có gương mặt ma quái thoắt ẩn, thoắt hiện theo họ mọi lúc, mọi nơi. Tiếp đó là hàng loạt các biến cố khủng khiếp xảy ra. 3 chàng trai nhận ra, huyết ngải sẽ lấy mạng của kẻ nào xâm phạm đến nó.

Để cho ra mắt đứa con tinh thần này, Bùi Thạc Chuyên đã mất hơn 2 năm viết kịch bản rồi quay phim và làm hậu kỳ. Nhưng dù “bà đỡ” của bộ phim là những biên kịch, đạo diễn rất chắc tay, dày dạn kinh nghiệm làm phim - cũng là tài năng hiếm hoi của điện ảnh Việt Nam - bộ phim vẫn trở thành cú “bom xịt”. Ngay cả khi có sự tham gia của diễn viên Thành Lộc, cũng chỉ kéo thêm được một lượng khán giả rất khiêm tốn.

Còn nhớ giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX, dòng phim kinh dị bắt đầu được để ý, khai thác và nhận được vô số những thành công đáng tự hào. Một vài phim như “Lệ đá” (1971, đạo diễn Võ Doãn Châu), “Con ma nhà họ Hứa” (1973, đạo diễn Lê Hoàng Hoa) đã từng “làm mưa làm gió” tại các rạp chiếu, gây được tiếng vang vô cùng lớn và tên của bộ phim sau này “viral” đến độ trở thành một thành ngữ mới trong nhân gian.

Đến giai đoạn năm 1990, cơn lốc “kinh dị” vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sự bùng nổ đến từ “Ngôi nhà oan khốc” hay “Chiếc mặt nạ da người” của đạo diễn Nguyễn Chánh Tín cùng “hậu bối” như “Mười”, “Ngôi nhà trong hẻm”, “Cột mốc 23”… mặc dù không thực sự tạo được hiệu ứng tốt như các anh lớn đi trước song cũng vẫn “còn đường” để được nhắc đến.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, thực tế khá phũ phàng là mặc dù đã rất cố gắng học hỏi, tiếp thu những kỹ xảo, các yếu tố then chốt để cấu thành nên một bộ phim kinh dị hay, đến việc đổ tiền để quảng bá tác phẩm lên tận “chín tầng mây” song phim kinh dị vẫn luôn là nỗi “ám ảnh” đối với những tín đồ của dòng phim này. Ám ảnh không phải từ các yếu tố trong phim mà là vì kịch bản quá “thường” cùng những kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh đôi khi quá lố lăng, không tự nhiên hay một số khán giả nhận xét là “giả trân”.

Có thể kể ra đây hàng tá phim kinh dị thảm họa như “Duyên ma”, “Cù lao xác sống”, “Virus cuồng loạn”, “Biết chết liền”, “Con ma nhà họ Vương”, “Mất xác”, “Oan hồn”, “Hợp đồng bắt ma”… Và cho đến thời điểm này, dòng phim kinh dị tại Việt Nam vẫn lận đận tìm một “con đường sáng”.

Theo bà Bích Liên - chủ rạp Mega GS, sức hút của phim kinh dị khi chiếu rạp Việt là có thật. Nếu biết khai thác một cách hấp dẫn thì dòng phim kinh dị sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển ở thị trường rạp Việt. Hơn nữa, với màu sắc văn hóa bản địa riêng nhưng được làm phù hợp với xu hướng và khẩu vị của khán giả quốc tế thì phim kinh dị Việt sẽ có nhiều cơ hội để xuất khẩu.

Ở thời điểm hiện tại, thực tế khá phũ phàng là mặc dù đã rất cố gắng song phim kinh dị vẫn là nỗi “ám ảnh” đối với tín đồ của dòng phim này. Ám ảnh không phải từ các yếu tố trong phim mà vì kịch bản quá “thường”, những kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh quá “giả trân”.

Yên Chi

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps