Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thách thức nào cho năm 2013?

14:23 | 22/09/2012

1,674 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) công bố ngày 16/7/2012, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3,9% từ mức ước tính 4,1% trong tháng 4/2012, đồng thời cắt giảm dự báo đối với hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Những kịch bản kinh tế thế giới

Phát biểu tại cuộc họp của Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra ở Thiên Tân, Trung Quốc, tháng 9/2012, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ông Zhu Min cho rằng, khủng hoảng eurozone mới ở nửa chặng đường và chưa thể sớm kết thúc.

Tổng giám đốc IMF, Christine Lagarde, hồi đầu tháng 7/2012 nhận định: “Trong thế giới có mối liên kết chặt chẽ như hiện nay, chúng ta không thể chỉ theo dõi những gì xảy ra trong khuôn khổ nước mình. Cuộc khủng hoảng hiện nay không phân biệt đường biên giới. Nó đang gõ cửa tất cả các nước”.

Về tổng thể, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu năm 2013 và sẽ có phần sáng sủa hơn từ nửa cuối 2013, nhưng với một số nước lại dường như xấu đi rõ rệt nếu không kịp thời tiến hành những giải pháp và phương án chủ động ứng phó hữu hiệu với nguy cơ này.

Ba kịch bản kinh tế thế giới có thể xảy ra:

- Thứ nhất, kịch bản tốt: Nền kinh tế thế giới hồi phục khá nhanh và toàn diện trên đa số các thị trường và các nước, nhất là Mỹ và các nước dựa vào xuất khẩi do tác động tích cực lan tỏa của các gói QE3 và các chính sách nới lỏng, kích thích kinh tế của các nước;

 - Thứ hai, kịch bản hiện thực: Nền kinh tế một số nước vốn có trình độ phát triển cao và tiềm năng đổi mới mạnh đạt được sự phục hồi tốt; trong khi vẫn còn nhiều nước khác, nhất là các nền kinh tế kém phát triển và có năng lực đổi mới, thích nghi thấp, vẫn bất ổn định, tiếp tục suy giảm lòng tin, các dòng vốn đầu tư và mức tăng trưởng...

- Kịch bản xấu: Nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái toàn cầu do việc sử dụng kém hiệu quả các chính sách hỗ trợ nợ công, gói QE3 và các gói kích cầu khác trên thế giới, khiến lạm phát tăng vọt và nợ công tiếp tục tăng mạnh, thúc đẩy nguy cơ đổ vỡ đồng euro với hàng loạt hệ lụy nặng nề lan tỏa toàn cầu…

Dự đoán năm 2013 sẽ là một năm khủng hoảng lương thực nghiêm trọng trên toàn cầu. Thực tế thì cuộc khủng hoảng đã “khởi động” từ lâu và bắt nguồn từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè năm nay. 80% khu vực trên nước Mỹ chịu ảnh hưởng từ hạn hán. Nga và Australia cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hạn hán đã tàn phá mùa màng, đặc biệt là những loại lương thực thiết yếu. Sản lượng ngũ cốc được dự báo là sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995. Chỉ trong tháng 7/2012, giá ngô và lúa mì đã tăng 25%, trong khi đó giá đậu tương tăng 17%. Điều này sẽ khiến giá thực phẩm tăng theo.

Nếu giá lương thực thêm một lần phi mã thì khủng hoảng sẽ gia tăng ở những nước đông dân trên thế giới như Trung Quốc. Với dân số hơn 1,3 tỉ người, sự “khó ở” của Trung Quốc sẽ kéo theo nhiều hệ lụy mang tính toàn cầu, đẩy thế giới vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường.

Giá dầu có thể tăng mạnh trong năm 2013 gắn với sự gia tăng nhu cầu và giảm lượng cung thế giới về dầu mỏ: Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 11/9/2012 trong báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn cho biết, nhu cầu tiêu thụ dầu của toàn thế giới sẽ tăng khoảng 0,84 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng 84.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra trước đó. Đến năm 2013, nhu cầu này sẽ tăng thêm 1 triệu thùng/ngày lên trung bình 90,1 triệu thùng/ngày, tăng 130.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng trước. Giá dầu tăng sẽ có tác động 2 chiều tới kinh tế Việt Nam, chiều tích cực là thu nhập từ xuất khẩu dầu sẽ tăng, chiều tiêu cực là tăng sức ép lạm phát nhập khẩu và chi phí đẩy, nhất là nếu kiểm soát không tốt việc lạm dụng tăng giá có tính độc quyền.

Những thách thức của Việt Nam

Những tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam về kiểm soát lạm phát, nhập siêu, tỷ giá và giá dự trữ quốc gia tương đối ổn định là động lực tốt và tạo dựng niềm tin của người dân, doanh nghiệp về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2013. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam sẽ là khoảng 5-6%, lạm phát từ 7-8%; Năm 2013 các chỉ số tuơng ứng sẽ tăng lên cao hơn một chút, lần lượt là 6,2-6,6% và 8-9%.

Tuy nhiên, về nhiều mặt, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013, nhất là trong nửa đầu năm, sẽ còn khó khăn hơn cả năm 2012 do sức ép và khó khăn về nợ xấu, thanh khoản của các ngân hàng thương mại, việc hạ lãi suất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp, làm ấm thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản; duy trì tốc độ tăng trưởng, kiềm chế vững chắc lạm phát, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách, tăng thu hút FDI, giảm thất nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội… Việt Nam cũng đối diện với bài toán cần có đủ các kịch bản và hệ thống giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tái cấu trúc để duy trì tăng trưởng kinh tế theo yêu cầu bền vững.

Thực tế cũng đang đòi hỏi cần phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực xã hội, trong đó có việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu huy động vốn trên thị trường vốn. Đối với thị trường chứng khoán, mở rộng giới hạn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực doanh nghiệp; đẩy mạnh việc bán cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp không thiết yếu; thực hiện nhanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước kể cả các doanh nghiệp lớn nhằm tăng tính thanh khoản trên thị trường; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng cho đầu tư và tiêu dùng tập trung tín dụng đối với các ngành cần ưu tiên như nông nghiệp, chế biến, sản xuất xuất khẩu… để không gây hiệ#u ứng lạm phát cao trở lại.

Đặc biệt, cần có những chính sách thích hợp khôi phục lại lòng tin của các tổ chức tín dụng, khai thông nguồn vốn và điều tiết thị trường liên ngân hàng, từ đó đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng và thúc đẩy thanh lọc cần thiết đối với các ngân hàng, doanh nghiệp.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng với Việt Nam, vì đang chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, một trong những định hướng chính sách lớn đã, đang và sẽ cần tiếp tục tô đậm của Việt Nam là đẩy mạnh mở rộng hợp tác, liên kết khu vực trên tầm cao mới và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực; đồng thời góp phần củng cố các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa tầng nấc, từ tiểu vùng đến khu vực Đông Nam Á, Diễn đàn APEC và cả châu Á - Thái Bình Dương.

Trên thực tế, Việt Nam đang tập trung triển khai các cam kết, các chương trình thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối khu vực nhằm xây dựng cộng đồng ASEAN, liên kết kinh tế ASEAN với các đối tác, thực hiện các mục tiêu Bô-go...; tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); khởi động đàm phán Hiệp định FTA với Hàn Quốc; sẽ khởi động đàm phán Hiệp định FTA với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan vào thời gian tới…, tạo ra môi trường thuận lợi, lành mạnh nhất để các doanh nghiệp APEC làm ăn, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam.

Nguyễn Minh Phong