Tàu Saigon Queen chìm ở Ấn Độ Dương
Theo đó, vào khoảng 12h15 ngày 30/10/2012, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) nhận được thông tin tàu Saigon Queen, với 22 thuyền viên quốc tịch Việt Nam, đang trên đường vận chuyển gỗ hành trình từ Myanmar đi Ấn Độ, phát báo nạn khẩn cấp tại vùng biển Srilanka.
Ngay sau khi nhận thông tin báo nạn từ tàu Saigon Queen, Vietnam MRCC đã khẩn trương liên lạc với tàu nhưng mọi thông tin đều không thể kết nối được với Saigon Queen.
Khu vực tàu này hoạt động có thời tiết rất xấu, đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Two. Trước khi báo nạn, hàng trên tàu đã bị xô lệch, tàu phải quay đầu để chằng buộc lại.
Tàu Saigon Queen hiện bị mất tích trên biển.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc Vietnam MRCC cho biết: “Ngay khi nhận được tin báo chúng tôi đã đã phối hợp với VISHIPEL phát thông báo hàng hải khẩn cấp, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn Srilanka (MRCC COLOMBO); lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (US COAST GUARD); các tàu thuyền hoạt động trong khu vực triển khai ngay các hoạt động cứu nạn thuyền viên tàu Saigon Queen”.
Đến 21h20 phút ngày 30/10, tàu Pacific Skipper (mang cờ Hy Lạp) đã cứu được 3 thuyền viên, giữ liên lạc được với 16 thuyền viên tàu Saigon Queen trên bè cứu sinh, 3 thuyền viên vẫn còn mất tích.
Đến 22h40 cùng ngày, tàu Pacific Skipper đã cứu được các thuyền viên trên bè cứu sinh trong tình trạng sức khỏe tốt, chỉ có một thuyền viên bị thương nhẹ. Tuy nhiên, trong quá trình đưa các thuyền viên lên tàu, thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân bị rơi xuống biển, vẫn chưa tìm được tung tích.
15 người trong số các thuyền viên Saigon Queen được cứu. Ảnh: Pacific Skipper.
Tàu Pacific Skipper cùng 18 thuyền viên tàu Saigon Queen đang hành trình đi Bangladesh, dự kiến ngày 3/11 sẽ cập cảng Mongna của nước này.
Sáng nay 31/10, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) xác nhận, tàu "Saigon Queen" đã chìm ở vùng biển Sri Lanka và cơ quan này đang phối hợp tìm kiếm cứu nạn 4 thuyền viên mất tích là thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân (1961), máy trưởng Hoang Van Ban (1954), thủy thủ trưởng Tran Van De (1958) và thợ máy Pham Phu Huu (1985).
Hiện Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) đang tiếp tục phối hợp với các tàu bè và cơ quan tìm kiếm cứu nạn các nước trong khu vực vùng biển tàu Saigon Queen bị nạn. Nỗ lực triển khai tìm kiếm cứu nạn 4 thuyên viên còn lại của tàu Saigon Queen.
Tàu Saigon Queen hô hiệu 3WLR, số IMO 9364083, dài hơn 100 mét, rộng hơn 17 mét, GT=4074, tổng trọng tải tàu là 6.500 tấn. Tổng trị giá đầu tư cho tàu 7,2 triệu USD. Tàu thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần vận tải biển Sài Gòn. Tàu Saigon Queen đóng mới năm 2005, tại Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, tàu chính thức hoạt động từ tháng 3/2006 “Tàu Saigon Queen là tàu vận chuyển hàng thương mại và đã thực hiện nhiều chuyến chở gỗ chạy tuyến Yangon (Myanmar) - Ấn Độ”. |
Nguyễn Hoan
-
Quảng Nam: Ứng cứu và đưa thành công 8 thuyền viên gặp nạn do chìm tàu vào bờ
-
Quảng Ngãi: Công an thu thập tài liệu, chứng cứ vụ chìm tàu kéo sà lan
-
Vụ chìm tàu kéo sà lan ở Quảng Ngãi: Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích
-
Quảng Ngãi: Chìm sà lan khiến 4 thuyền viên tử vong
-
Ra mắt sách: “Quyền lực biển: Lịch sử và địa – chính trị của các đại dương trên thế giới”
-
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đáp ứng kỳ vọng cử tri, mong mỏi của mỗi gia đình
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%