Tàu Israel bị Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đuổi khỏi khu vực gần đảo Síp
Một binh sĩ trên tàu Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ |
Theo quan chức Israel, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã liên lạc với thủy thủ tàu Israel và yêu cầu họ rời khỏi khu vực.
Khi đó, tàu Israel được cho là đang tiến hành công tác nghiên cứu phối hợp với chính phủ Síp trong một thỏa thuận đa phương thuộc Dự án Đường ống Đông Địa Trung Hải đã được Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt.
Quan chức Israel cho hay, vụ việc có tác động tiêu cực tới dự án kể trên.
Đảo Síp bị chia cắt từ năm 1974 trong bối cảnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ lên đảo này và tuyên bố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người Thổ địa phương trước cộng đồng Hy Lạp. Gần một thập kỷ sau, Cộng hòa Bắc Síp do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát được thành lập, nhưng chỉ có Ankara công nhận.
Tranh chấp giữa Cộng hòa Síp và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang vào năm 2011 khi các mỏ khí đầu tiên được phát hiện ngoài khơi đảo quốc này.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, Ankara sẽ tiếp tục thực hiện khoan khí đốt trong vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hòa Síp, trong khi chính quyền Nicosia kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng "vi phạm luật quốc tế" và tôn trọng lời kêu gọi từ EU và cộng đồng quốc tế.
Ngày 27/11, Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) đã ký hai thỏa thuận, một trong số đó xác định một phần quyền tài phán hàng hải của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông Địa Trung Hải. Biên giới hàng hải mới được thiết lập theo thỏa thuận chạy qua một khu vực ở Địa Trung Hải mà cả Hy Lạp và Cộng hòa Síp cùng tuyên bố chủ quyền.
Bình An
SPN
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi