Tăng điện than, giảm điện tái tạo là đi ngược xu hướng chung trên thế giới
Ngày 16/9/2021, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tổ chức tọa đàm “Quy hoạch điện VIII: Mở đường hay thắt lại lộ trình chuyển dịch xanh". Đây là diễn đàn mở để các chuyên gia, doanh nghiệp năng lượng tái tạo đóng góp cho Quy hoạch điện Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (QHĐ VIII) hiện đang được Bộ Công thương lấy ý kiến và tiếp tục hoàn thiện.
Tại tọa đàm, bà Ngụy Thị Khanh - Chủ tịch VSEA nhận định, bản dự thảo mới thể hiện việc tăng cơ cấu nhiệt điện than, giảm năng lượng tái tạo đi ngược với xu hướng chung trên thế giới. Đặc biệt, trong tình hình mới, với những thúc ép toàn cầu, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội chuyển dịch để phục hồi xanh, phát triển xanh nhằm thu hút đầu tư, tránh được những thảm họa môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
"Chúng tôi cho rằng, tiếng nói của cộng đồng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư là một nguồn lực quan trọng để đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch điện” - bà Khanh nói.
Các đại biểu tham gia ý kiến tại tọa đàm. |
Ông Nguyễn Quang Huân - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Công ty Halcom Việt Nam cho rằng, dự thảo QHĐ VIII là giải pháp an toàn trước mắt cho vận hành hệ thống, không phải giải pháp cho tương lai. Nếu muốn phát triển bền vững thì không thể ưu tiên các nguồn năng lượng gây nguy hại cho môi trường, trong khi Việt Nam có ưu thế về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Nhận định từ góc nhìn Đồng bằng sông Cửu Long, PGS.TS Lê Anh Tuấn - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ cho rằng, tiếp tục phát triển điện than là đi ngược lại các cam kết của Chính phủ về giảm phát thải nhà kính, đồng thời giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu khi phải đối mặt với thuế carbon từ các đối tác lớn, trong đó có Liên minh châu Âu.
Với góc nhìn từ Đồng bằng sông Cửu Long, việc xây dựng các nhà máy điện than mới đang mâu thuẫn với dự thảo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng, tăng nguy cơ về ô nhiễm môi trường, gây tác động xã hội, đặc biệt tại các vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Một dự án điện mặt trời. |
Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long lại có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, và các công nghệ về năng lượng tái tạo và lưu trữ đang phát triển nhanh và ngày càng rẻ hơn.
Qua buổi tọa đàm, các chuyên gia và đại biểu tham dự đều đã chỉ ra “những bước lùi” trong bản dự thảo lần này. Theo khảo sát nhanh, đã có 89% đại biểu tham dự không đồng tình với việc tăng công suất điện than và giảm công suất năng lượng tái tạo. Lựa chọn mở đường hay thắt chặt lộ trình chuyển dịch xanh sẽ quyết định đến định hướng phát triển xanh của Việt Nam trong tương lai.
Tại tọa đàm, đại diện VSEA cũng chia sẻ tóm tắt kiến nghị của liên minh góp ý cho bản dự thảo QHĐ VIII mới đang lấy ý kiến tham vấn. Kiến nghị lần thứ IV này đã được gửi tới Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan. Theo kiến nghị của VSEA, bản thảo lần này thể hiện “những bước lùi” so với bản trước đây khi tăng thêm khoảng 3.000MW điện than và giảm khoảng 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030, trong khi lộ trình “điện cạnh tranh” chưa rõ ràng, bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư chưa thuyết phục.
Xuân Hinh
-
Nghệ An xác định khu đất 210 ha cho dự án Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập
-
[Video] Tọa đàm Năng lượng cho phát triển
-
Quảng Nam đề xuất đưa các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn vào Quy hoạch Điện VIII
-
Tháo gỡ rào cản để xanh hóa nguồn điện
-
Loạt "ông lớn" ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam