Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tăng cường xuất khẩu hàng hóa bằng “hộ chiếu xanh”

06:45 | 16/12/2023

258 lượt xem
|
(PetroTimes) - Chuyển đổi sang sản xuất xanh, những tấm “hộ chiếu xanh” của doanh nghiệp (DN) không chỉ là xu thế mà đã trở thành điều kiện bắt buộc khi muốn tăng cường xuất khẩu hàng hóa. Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) - có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

PV:Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam?

Tăng cường xuất khẩu hàng hóa bằng “hộ chiếu xanh”

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là con đường đi bắt buộc, là sự “sống còn” không chỉ riêng DN mà cho cả nền kinh tế quốc gia. Kinh tế thế giới cũng như khu vực, trong đó có Việt Nam, đang trong giai đoạn rất nhiều khó khăn với nhiều thách thức, đã và đang hướng tới phát triển xanh hơn, phát triển bền vững hơn để bảo đảm cân bằng lợi ích giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường đang ngày càng trở nên thách thức, cũng như tạo cơ hội cho DN phát triển.

Sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, tiêu dùng xanh... đã và đang trở thành xu hướng phát triển trên toàn cầu như một giải pháp tích cực giúp giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. Xu hướng này đang hình thành các tiêu chuẩn mới về môi trường và phát triển bền vững do các thị trường nhập khẩu, nhà nhập khẩu quy định. Do vậy, các DN xuất khẩu cần phải kịp thời chuyển đổi và thích ứng nhanh với xu hướng xanh của thương mại quốc tế.

Hiện nay Việt Nam đã tham gia vào COP26 và cam kết lộ trình đến năm 2050 tiến tới Net Zero (phát thải ròng bằng 0). Tùy điều kiện, tiềm lực, mỗi quốc gia trên thế giới có lộ trình sớm hơn. Gần đây nhất, Liên minh châu Âu (EU) thông báo, từ ngày 1-10-2023, EU sẽ áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon ở giai đoạn chuyển tiếp. Đây là công cụ chính sách của EU nhằm đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất của nước xuất khẩu.

DN Việt Nam đang xuất khẩu nhiều mặt hàng vào các quốc gia thành viên EU, vì vậy, đòi hỏi DN cũng phải tuân theo các quy định của EU. Hiện nay, các nước đã đưa ra tiêu chí xanh bắt buộc cho hàng hóa của các DN muốn thâm nhập thị trường của họ. Thậm chí ngay cả nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, họ cũng mang tiêu chí xanh... Do đó, đòi hỏi DN Việt Nam phải chuyển đổi xanh, thực hiện kinh tế tuần hoàn để bắt kịp và đáp ứng đòi hỏi của thị trường thế giới.

Tăng cường xuất khẩu hàng hóa bằng “hộ chiếu xanh”

PV: Theo ông, DN Việt Nam muốn chuyển đổi để tham gia phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gặp những khó khăn gì? Nhà nước có chính sách gì để hỗ trợ DN chuyển đổi sang sản xuất xanh?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Chuyển đổi sang sản xuất xanh đã tạo động lực tăng trưởng cho DN và mang lại nhiều cơ hội như tăng doanh thu, có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng, nhiều thị trường hơn, đặc biệt là tiếp cận các thị trường khó tính như Mỹ, EU. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn hướng phát triển xanh vừa phù hợp với nội lực của DN Việt Nam, vừa đáp ứng tiêu chuẩn xanh mà các thị trường quốc tế đang áp dụng, là vấn đề không dễ. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi có đến 99% DN Việt Nam là DN có quy mô sản xuất nhỏ và vừa, sức cạnh tranh yếu, vốn đầu tư mỏng...

Chính phủ hiện rất quan tâm đối với việc chuyển đổi sang kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Các cơ quan quản lý phải xây dựng lộ trình chuyển đổi. TP HCM đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn TP HCM đến năm 2030”, gồm 17 chủ đề về định hướng phát triển bền vững và 18 chủ đề triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Tăng cường xuất khẩu hàng hóa bằng “hộ chiếu xanh”

TP HCM sẽ tập trung vào các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân; tăng cường quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên; bảo đảm mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mặt khác, TP HCM cũng tập trung xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn kết với các mục tiêu tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững; thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh; tích hợp tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy cho tăng trưởng xanh, hội nhập và hợp tác quốc tế...

TP HCM cũng chủ động làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB), giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng danh mục các dự án chuyển đổi xanh và mời gọi các nhà đầu tư tham gia; đồng thời phối hợp với các định chế tài chính khác để hỗ trợ về chính sách, tín dụng để chuyển đổi kinh tế xanh. Bên cạnh đó, TP HCM có chương trình kích cầu đầu tư, trong đó các dự án chuyển đổi xanh sẽ được ưu tiên hỗ trợ 100% lãi suất để thực hiện chuyển đổi mô hình.

Các DN hiện nay đã nhận thức đầy đủ các hoạt động đó và đang có những kế hoạch triển khai. HUBA cũng tích cực vào cuộc bằng cách thành lập tổ công tác để kết nối và lắng nghe các ý kiến của DN trong quá trình triển khai.

Tăng cường xuất khẩu hàng hóa bằng “hộ chiếu xanh”

PV: Chúng ta tận dụng những hiệp định thương mại tự do (FTA) như thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: FTA tạo điều kiện thông thoáng trong giao thương, nhưng giao thương cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn xanh hóa. Tiêu chuẩn xanh hóa là tiêu chuẩn kỹ thuật mà chúng ta phải đạt được. FTA là điều kiện cần để chúng ta giao dịch, nhưng muốn giao dịch thành công thì phải đạt chuẩn. Các FTA có những cam kết liên quan đến vấn đề về môi trường, lao động và phát triển bền vững. Cùng với các cam kết trong FTA, hiện nay, các quốc gia đang ngày càng đưa ra những tiêu chuẩn mới cao hơn, chặt chẽ hơn đối với hàng hóa nhập khẩu.

Để tận dụng được những ưu đãi về thuế quan khi tham gia các FTA, ngoài việc thực thi các cam kết, DN cần chú ý những xu hướng mới về tiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu, hàng hóa phải đáp ứng được yêu cầu tối thiểu (bắt buộc) về quy định xuất xứ, dán nhãn (đầy đủ các thông tin), vệ sinh kiểm dịch động - thực vật, hàm lượng dư lượng hóa chất cho phép. Ngoài ra, một số thị trường còn yêu cầu cao hơn nữa, đó là quy tắc ứng xử.

Vì vậy, DN muốn xuất khẩu sang thị trường nào thì cần nghiên cứu kỹ, đầu tư vào đúng thị trường đó. Mỗi quốc gia có tiêu chuẩn xanh khác nhau, do vậy, các DN Việt Nam cần phải kịp thời chuyển đổi và thích ứng nhanh với xu hướng xanh của thương mại quốc tế và bản thân DN phải nhìn nhận việc chuyển đổi là tất yếu để duy trì, tăng khả năng cạnh tranh.

Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam khẳng định: Danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” TP HCM là “tấm hộ chiếu xanh” giúp DN vượt các rào cản xanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa. Chuyển đổi xanh sẽ giúp DN bắt kịp được đà phát triển của cuộc CMCN 4.0 đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu.

PV: Nhiều DN cho biết muốn chuyển đổi xanh nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, tìm nguồn vốn hỗ trợ thế nào... Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Xu hướng phát triển xanh - bền vững đã và đang hình thành “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư. Các thị trường nhập khẩu quan trọng triển khai áp dụng thuế suất cao đối với các sản phẩm có “dấu chân carbon” lớn. Nhiều nước phát triển đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất xanh, phát triển bền vững, thân thiện môi trường..., DN Việt không thể không làm.

Nếu DN muốn tồn tại, muốn bán được nhiều hàng hóa thì phải chuyển đổi xanh càng sớm càng tốt. Việc bắt đầu từ đâu đòi hỏi từng DN phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể. Giải thưởng DN xanh TP HCM chính là một trong những giải pháp hiện nay nhằm hỗ trợ DN.

Đồng hành với các DN đi đến “đích xanh”, HUBA sẽ có các giải pháp: Mời chuyên gia, nhà khoa học hỗ trợ tìm giải pháp xanh cả đầu vào lẫn đầu ra; tư vấn cho các DN một lộ trình phù hợp với nội lực (nguồn lực, tài chính, điều kiện, tay nghề, phương tiện...), phù hợp với điều kiện ngoại lực (nơi DN bán hàng, thị trường đang hướng tới...). HUBA sẽ cùng đồng hành kết nối các nguồn vốn cho DN, giúp DN tiếp cận chương trình tín dụng xanh. Song song đó, HUBA đồng hành, kết nối và tiêu thụ sản phẩm với các hệ thống phân phối trong nước thông qua logo để người tiêu dùng nhận biết. Cuối cùng là xúc tiến thương mại nước ngoài.

Trở thành DN xanh không dễ nhưng cũng không quá khó và DN không thể không làm. Sản xuất xanh, phát triển bền vững giúp DN tự tin, vững bước trong thời gian sắp tới. Đặc biệt, DN phải vượt qua rào cản xanh trong xuất khẩu và hướng đến phát triển bền vững.

PV: Liên quan đến chương trình xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” của TP HCM, ông có thể nói rõ hơn mục đích của chương trình và cách thức tham gia?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng xanh, UBND TP HCM ban hành Quyết định số 4589/QĐ-UBND ngày 29-12-2022 về “Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, tập trung xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn kết với các mục tiêu tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững; thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh; tích hợp tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Để có thể lựa chọn hướng phát triển xanh vừa phù hợp với nội lực của DN Việt Nam, vừa đáp ứng tiêu chuẩn xanh mà các thị trường quốc tế đang áp dụng, là vấn đề không dễ. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi có đến 99% DN Việt Nam là DN có quy mô sản xuất nhỏ và vừa, sức cạnh tranh yếu, vốn đầu tư mỏng...

Giải thưởng “Doanh nghiệp xanh” TP HCM nhằm tôn vinh, khen thưởng, khuyến khích DN tuân thủ các quy định về xử lý chất thải, khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; DN có nhiều nghiên cứu và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; tăng trách nhiệm cho DN trong việc bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển phát triển bền vững, hỗ trợ DN quảng bá, nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối tượng tham gia là những DN trong nước và ngoài nước có tư cách pháp nhân tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, có trụ sở chính hoặc có đăng ký chi nhánh hoạt động hợp pháp trên địa bàn TP HCM.

Những DN được công nhận “Doanh nghiệp xanh” được sử dụng logo của giải thưởng trên các bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của DN; được giới thiệu tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của TP HCM trong nước và ngoài nước; được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ DN của TP HCM như kích cầu đầu tư, kết nối cung cầu...

Các tiêu chí để xét chọn “Doanh nghiệp xanh” TP HCM: Đánh giá toàn diện hoạt động xử lý toàn bộ chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; hoàn thành nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội với Nhà nước; có trình độ công nghệ sản xuất, xử lý chất thải hiện đại; áp dụng chuyển đổi số trong quản trị và sản xuất; sản phẩm thân thiện với môi trường; áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng; sử dụng nguyên vật liệu thân thiện môi trường; có đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường tại DN và cộng đồng, nâng cao nhận thức của người lao động; có các dự án bảo vệ môi trường...

Vừa qua, TP HCM đã bình chọn và trao giải cho 90 “Doanh nghiệp xanh”. Thông qua đó, HUBA mong muốn tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DN theo mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh tế truyền thống; bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế tuần hoàn; khuyến khích phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển đổi số, DN cùng thành phố cùng vượt qua những trở ngại, thách thức, hướng tới phát triển bền vững trong thời gian tới.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Giải thưởng “Doanh nghiệp xanh” TP HCM nhằm tôn vinh, khen thưởng, khuyến khích DN tuân thủ các quy định về xử lý chất thải, khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; DN có nhiều nghiên cứu và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; tăng trách nhiệm cho DN trong việc bảo vệ môi trường...
Việt Nam xuất khẩu năng lượng tái tạo: Nhìn từ kinh nghiệm của Na UyViệt Nam xuất khẩu năng lượng tái tạo: Nhìn từ kinh nghiệm của Na Uy
Trung Quốc - thị trường tiềm năng lớn của nông sản ViệtTrung Quốc - thị trường tiềm năng lớn của nông sản Việt
Điểm tên các điểm yếu của ngành lúa gạo ViệtĐiểm tên các điểm yếu của ngành lúa gạo Việt

Phương Vy