Tại sao có điều kiện giống nhau nhưng tỉnh này phát triển được còn tỉnh kia thì không?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi giao banHội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung |
Chiều 15/2, tại Thừa Thiên - Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phốvới dân số trên 6,5 triệu người.
Tham dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, các tỉnh, thành phố Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, các chuyên gia của nhóm tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hiện là Chủ tịch Hội đồng Vùng.
Phát biểu tại cuộc giao ban, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc cho rằng, các tỉnh, thành phố miền Trung cần đổi mới tư duy, cách làm ăn, nếu cách tư duy cũ thì không tiến lên được. Vùng miền Trung phải tự phấn đấu vươn lên, tự lực, tự cường, đi trên đôi chân của mình để phát triển giàu mạnh trên cơ sở tiềm năng to lớn về con người, di sản văn hóa, bờ biển đẹp, cơ sở vật chất đã được đầu tư.
“Cơ chế của khu vực là gì để phát triển từ nguồn lực ở đây chứ không phải chỉ là xin ngân sách Trung ương”, Thủ tướng bày tỏ và đặt vấn đề, tại sao các tỉnh có điều kiện giống nhau nhưng tỉnh này phát triển được còn tỉnh kia thì không.
Theo Thủ tướng, miền Trung phải đóng góp vào hiện thực hóa khát vọng phát triển du lịch của cả nước, “tại sao Việt Nam chúng ta không đạt 50 triệu khách như Thái Lan, Singapore… mà chỉ mới 15 – 16 triệu”.
Cùng với thế mạnh về du lịch, miền Trung càng cần phải có các khu công nghiệp, đặc biệt là chế tạo, chế biến vì có giá trị gia tăng cao. Mũi nhọn nữa với miền Trung là nông nghiệp đặc sản, nông nghiệp phục vụ du lịch. Việc bảo vệ môi trường, trồng rừng, nhất là đầu nguồn đặt ra rất quan trọng ở khu vực này.
Toàn cảnh hội nghị. |
Một câu hỏi nữa mà Thủ tướng đặt ra cho vùng là các tỉnh miền Trung “bứt phá” như thế nào trong năm 2019. Bên cạnh đó, các tỉnh cần đẩy mạnh liên kết vùng, trước hết là liên kết về du lịch. Đây là vấn đề quan trọng, cần làm rõ. Thủ tướng gợi mở về mở tour du lịch giữa các tỉnh, không phải mạnh ai nấy làm. Bên cạnh đó, cần làm đường ven biển để phát triển đô thị ven biển. Xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển các sân bay trong khu vực.
Tại cuộc giao ban, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị của Hội đồng Vùng với tinh thần tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung phát triển.
Theo báo cáo của Hội đồng Vùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng năm 2018 đạt 7,7%. Vùng đã hình thành chuỗi 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại. Có 4 khu kinh tế (KKT) đang phát triển trải dài trên 609 km bờ biển, gồm KKT Chân Mây - Lăng Cô, KKT mở Chu Lai, KKT Dung Quất và KKT Nhơn Hội, cùng với hệ thống chuỗi khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia...
Nhằm tạo đột phá phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng, toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên (19 tỉnh, thành phố) nói chung, nhiều đại biểu kiến nghị Thủ tướng cho phép nghiên cứu xây dựng Quy chế điều phối, liên kết Vùng duyên hải miền Trung.
Hải Anh
-
[VIDEO] Thủ tướng đến Nga dự Hội nghị BRICS mở rộng
-
Thủ tướng Chính phủ công bố Ngày hội Đổi mới sáng tạo Quốc gia
-
NIC: Hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
-
Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi
-
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn