Tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại cần chỉnh sửa một số “hạt sạn”
Còn một số “hạt sạn”
GS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, tài liệu này vẫn còn những "hạt sạn" mà nhóm tác giả cần phải khắc phục thêm cho hoàn thiện.
Theo GS Lợi, về mặt ngôn ngữ học, vấn đề đánh vần - học vần liên quan đến khái niệm "Biết chữ" - tức là khả năng biết đọc biết viết.
Ông phân tích, ở trường phổ thông hướng tới mục tiêu chung là luyện và phát triển kĩ năng nghe nói, đọc - viết của học sinh. Tuy nhiên do đặc điểm của Tiếng Việt, tùy thuộc người học nền tảng tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
GS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam |
Trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số có thể có khả năng đọc đúng chính tả cũng khác nhau. Việc học đánh vần ở giai đoạn đầu trong quá trình rèn các kĩ năng nghe nói rất quan trọng, việc hình thành ổn định và cố định các kĩ năng khi trẻ trước 10 tuổi.
Về cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy – học đánh vần cần quan tâm đầu tiên là cơ chế nghe và tạo sản tín hiệu âm thành lời nói của trẻ. Ngay từ trong bụng mẹ trẻ em đã nhận cảm được âm thanh, trong đó có lời nói, nhưng quá trình nhận – hiểu (nghe) và nói ngôn ngữ thực sự bắt đầu khi trẻ ra đời.
Các phụ âm đầu tiên trẻ em tiếp nhận và phát âm được là các phụ âm có câu âm ngoài ở vùng tần số thấp như các phụ âm môi: m (mẹ, mâm), b (bố, ba, bà)... Hay các thanh điệu có tần số trung bình như bà, má, mami... Các thanh điệu có đường nét và kiểu tạo thanh ngang, sắc (má, ba, bố).
Dần dần các em mới cảm thụ và phát âm được các phụ âm có cấu âm sâu, tần số cao như các phụ âm có cấu âm sâu, tần số cao như các phụ âm Ch, h, các nguyên âm đôi, các thanh điệu có đường nét và cách tạo thành phức tạp như thanh ngã, hỏi".
Cũng theo GS Lợi, trong tâm thức trẻ 6 tuổi, hệ thống ngữ âm – âm vị chưa thực sự hoàn thiện do vốn từ của trẻ chưa đủ lớn. Do vậy, việc dạy-học đánh vần bắt đầu từ các khái niệm trừu tượng về ngữ âm – âm vị học không thích hợp với năng lực ngôn ngữ của trẻ.
“Chúng tôi đồng tình với ý kiến của PGS Bùi Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Công nghệ giáo dục. Quan điểm “chân không về nghĩa” mà GS Đại đưa ra không đúng với bản chất của ngôn ngữ, không phù hợp với thực tiễn dạy học ngôn ngữ, trái với nguyên tắc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp", GS Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh.
Nên tách bạch giữa trường tốt và sách tốt
Theo GS. TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người có con từng là học sinh trường Thực nghiệm cho hay, nên tách bạch, không nên vì cuốn sách tiếng Việt của GS. Hồ Ngọc Đại mà đánh giá trường Thực nghiệm không tốt, và ngược lại không phải vì trường Thực nghiệm tốt có nghĩa là cuốn sách này tốt.
Theo bà Minh, mặc dù con bà học ở đây trong một thời gian ngắn nhưng thực sự môi trường giáo dục ở trường thực nghiệm rất hay ở chỗ tôn trọng cá thể ấy trong lớp học, các con học ra tự tin, tôn trọng sự ham muốn và hiểu biết của từng học trò.
Tài liệu CNGD khiến học sinh ít viết sai chính tả |
“GS Đại không phải chuyên gia về ngôn ngữ học, dĩ nhiên sẽ có những hạn chế. Nhưng lẽ ra anh ấy có thể liên hệ với Viện Ngôn ngữ thì sẽ chuẩn hơn”, GS Minh nói.
Tại hội thảo, PGS Thanh Hoa, người rất tâm huyết trong ngành ngôn ngữ đặt câu hỏi: “Tại sao tài liệu CNGD có nhiều lỗi thế nhưng các con học xong vẫn đọc đúng và viết đúng chính tả"? Bản thân bà đã có một khảo sát nho nhỏ tại địa phương nơi mình sinh sống. Kết quả, các em học sinh ít sai chính tả. "Liệu có cơ sở ngôn ngữ học nào không"?, bà Hoa đặt câu hỏi.
Theo GS Lợi, ông đánh giá những hạn chế, ưu việt của bộ sách giáo khoa này trên quan điểm của người nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu tiếng Việt. Ông chỉ phân tích cuốn sách, chứ không biết trong nhà trường dạy như thế nào.
“Cháu tôi không học đánh vần cũng đã đọc được chữ. Nên tôi nghĩ ở đây không cần một cơ sở ngôn ngữ học nào để giải thích cho việc cách dạy không phù hợp nhưng học sinh vẫn biết đọc. Đó chỉ là quá trình ghi nhận của từng người”, GS Lợi nói.
Phó thủ tướng: "Không có chủ trương cải cách tiếng Việt" |
Bộ GD&ĐT: "Sách của GS Hồ Ngọc Đại được đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng" |
Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Giáo dục vì lợi ích của ai? |
Dân trí
-
Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế tại Việt Nam
-
Bộ trưởng Nhạ: Sách “ô vuông, tam giác” sẽ không còn là… thí điểm
-
Australia dạy trẻ âm trước, chữ sau
-
Sửa Luật Giáo dục: Bảo đảm quyền học tập của mọi trẻ em
-
Năm học 2018 - 2019, tiếp tục triển khai dạy tiếng Việt - công nghệ giáo dục ở các tỉnh, thành
-
EVNHANOI cảnh báo khách hàng cảnh giác với cuộc gọi mạo danh để lừa đảo
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cưỡng chế công trình vi phạm hành lang tuyến ống dẫn khí thấp áp
-
Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
-
Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
-
Ông thầy dị và trẻ tự kỷ "đặc biệt"
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ