Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sức sống mới của đảo hoang

13:00 | 26/06/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Con đường đặc biệt không có trên bản đồ, hay hải đồ, nhưng nó thường xuất hiện, nối liền 3 hòn đảo với nhau. Trên miền thủy đạo đó có vợ chồng “chúa đảo” ngày ngày đem lại sức sống mới cho Điệp Sơn.
Sức sống mới của đảo hoang

Gần trưa, vợ chồng ông Trịnh Minh Đại Anh - Đào Thị Long vẫy mọi người lên chiếc cano để ra đảo Điệp Sơn. Chỉ 15 phút, cano cao tốc đã đưa mọi người bước chân lên đảo. Cái nắng chói chang giữa mùa khô phần nào dịu mát bởi cơn gió biển nhẹ nhàng quanh núi Điệp. Đôi vợ chồng ấy người xứ Bắc, nhưng người dân nơi đây và cả du khách vẫn quen miệng gọi là “chúa đảo”. Sự nồng hậu, nhiệt tình, thân thiện của vợ chồng “chúa đảo” gây thiện cảm đặc biệt với du khách.

Sức sống mới của đảo hoang
Hằng ngày, ngoài những giờ đón khách, hướng dẫn du khách thì chị Đào Thị Long lại tranh thủ dọn dẹp rác thải trên các bãi cát, trên thủy đạo

Điệp Sơn đẹp mênh mang giữa nước và trời xanh ngắt. Trên đảo, trong làng chỉ vài chiếc xe máy, đường đi nhỏ hẹp. Đảo có 2 cảng biển là cảng Điệp Sơn và bến cảng tạm do công ty du lịch mới mở để đón du khách. Người dân đi bắt ốc, bắt sò điệp, con xúc... vẫn thường đi qua lại giữa các đảo. Các chuyến đò, cano của người dân và dịch vụ du lịch nối kết đất liền vẫn được thực hiện thường xuyên trong ngày.

Ông Đại Anh bảo Điệp Sơn thực chất là một cụm 3 đảo gồm Điệp Sơn (Hòn Bịp), Hòn Quạ và Hòn Ó (trên bản đồ gọi là Hòn Dút) thuộc xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nằm trong vịnh Vân Phong. Ở đây có một con đường đặc biệt, là thủy đạo độc đáo, dài khoảng 700m nối liền 3 hòn đảo nhỏ. Nơi đây, ban ngày có nước thì ban đêm sẽ khô cạn và ngược lại. Khoảng 15 giờ hằng ngày, thủy đạo bằng cát biển và đá ngầm dần trơ ra, rộng khoảng 10m.

Sức sống mới của đảo hoang
Người dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản ở Điệp Sơn

Thủy đạo Điệp Sơn từ lâu đã giúp người dân tiết kiệm thời gian di chuyển giữa hai bờ của chuỗi 3 đảo. Nếu không có thủy đạo, hành trình sẽ kéo dài thêm khoảng 20-30 phút với các loại ghe gỗ. Cư dân Điệp Sơn thường dựa vào thủy đạo để đi lại giữa các đảo. Không ai trong vùng trả lời được câu hỏi “vì sao có thủy đạo này?”. Nghề kiếm sống của người dân xứ đảo này là đào con xúc, bắt cá, nhặt rong biển và làm du lịch.

Sức sống mới của đảo hoang

Đảo Điệp Sơn có 84 hộ với hơn 400 dân. “Trái tim ánh sáng” của hòn đảo nằm tại căn nhà tạm rộng vài mét vuông. Một máy phát điện cũ kỹ, đen vì khói, dầu và gió biển đang được bảo dưỡng để chờ chạy phát điện vào buổi tối phục vụ người dân và du khách. Tại Điệp Sơn, điện chỉ có từ 18-21 giờ hằng ngày. Người trông coi máy được tính công 25.000 đồng/đêm. Xăng dầu chạy máy do người dân đóng góp. Tại đây, người dân dùng 2 bóng điện và 1 chiếc tivi trả 120.000 đồng tiền điện một tháng. Nước ngọt không bao giờ thiếu ở Điệp Sơn, các hộ dân trên đảo sống vô tư với nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào trên đảo.

Sức sống mới của đảo hoang
Kéo thuyền thúng sang bên kia thủy đạo

“Cơn sóng” khách du lịch đến Điệp Sơn vài năm qua đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của hòn đảo nằm giữa vịnh Vân Phong. Vài năm nay, Điệp Sơn đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch bắt đầu khai thác tour với giá khởi hành từ Nha Trang là 540.000 đồng/người.

Để có được màu xanh của đảo như ngày hôm nay là sự nỗ lực của nhiều người, trong đó có cặp vợ chồng “chúa đảo”. Năm 2016, họ ra Điệp Sơn, ngẩn ngơ với vẻ đẹp của cụm đảo này. Rồi hai người quyết tâm ở lại, tái tạo lại cụm đảo để hướng tới du lịch. Những ngày đầu, nơi đây tràn ngập rác thải. Đôi vợ chồng đã bỏ không ít tiền bạc, công sức và thời gian để dọn sạch rác trên đảo. Phải mất 3 tháng rác thải mới được thu gom hết, chở bằng ghe về đất liền. Từ đó đến nay đã hơn 4 năm, đều đặn mỗi ngày vợ chồng “chúa đảo” và các nhân công thường xuyên đi thu gom rác thải trôi dạt để các hòn đảo luôn sạch đẹp.

Sức sống mới của đảo hoang
Ông Lanh trưởng thôn bên cạnh máy phát điện của đảo

Du khách trước khi lên cano để đến đảo đều được khuyến cáo không mang đồ vật bằng nhựa ra đảo với phương châm “nói không với rác thải nhựa”. Vợ chồng “chúa đảo” chuẩn bị sẵn nước bình mang từ bờ ra đảo phục vụ miễn phí du khách. Vợ chồng ông Đại Anh luôn tâm niệm phải giữ được vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, gìn giữ màu xanh cho đảo thì mới níu giữ được du khách. Vì thế, ngay từ đầu, họ đã chọn những vật liệu thân thiện với môi trường là gỗ, tre, lá... để làm chòi nghỉ mát cho du khách khi đến du lịch đảo Điệp Sơn. Ông Đại Anh chia sẻ: Vợ chồng ông rất tâm huyết với môi trường thiên nhiên sạch đẹp. 4 năm ra đảo đầu tư, vợ chồng ông liên tục thu dọn rác, cải tạo cảnh quan, trồng thêm cây, hoa và tạo lập một số công trình tạm phục vụ du khách trên Hòn Ó và một phần Hòn Quạ.

Sức sống mới của đảo hoang
Vợ chồng ông Trịnh Minh Đại Anh và Đào Thị Long cùng người dân đã làm thay đổi cuộc sống ở Điệp Sơn nhờ du lịch và làm sạch biển đảo

Ông Lê Hoàng Vương, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, cho biết: Ngày nay, du khách đến đây dễ dàng sử dụng được các dịch vụ du lịch tiện nghi hơn trước. Đảo đã xây dựng nhà vệ sinh, có wifi, có điện (máy nổ) để sạc điện thoại. Đặc biệt là thực đơn ăn uống đa dạng từ các món hải sản đến các món rau, chế biến rất ngon miệng. Đảo cũng có đá lạnh được vận chuyển từ đất liền ra để phục vụ du khách...

Công sức của người dân và vợ chồng “chúa đảo” đã biến Điệp Sơn từ một ốc đảo đìu hiu trở thành điểm đến ưa thích của du khách. Du lịch phát triển, kéo theo đời sống của người dân được cải thiện. Điều đặc biệt nhất của Điệp Sơn là “dấu ấn sức người”, nơi những con người xứ đảo yêu biển đảo quê hương đã cùng nhau khai phá đảo hoang để làm du lịch, mang lại sức sống mới cho đảo.

Tiêu Dao - Văn Hai