Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sức hút Việt Nam trong mắt các "đại bàng" Hàn Quốc

09:00 | 24/06/2023

217 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tháp tùng chuyến công du Việt Nam 3 ngày (từ 22 - 24/6) của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có sự góp mặt của hơn 200 doanh nghiệp, trong đó có các lãnh đạo của nhiều tên tuổi lẫy lừng như Samsung Electronics, SK, Hyundai Motor, LG và Lotte. Điều này một lần nữa cho thấy sức hút của môi trường kinh doanh Việt Nam chưa bao giờ "giảm nhiệt" trong mắt các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Thủ tướng đối thoại với các doanh nghiệp Hàn QuốcThủ tướng đối thoại với các doanh nghiệp Hàn Quốc
Samsung muốn đưa Việt Nam thành Samsung muốn đưa Việt Nam thành "trung tâm của các trung tâm" nghiên cứu và phát triển
Sức hút Việt Nam trong mắt các 'đại bàng' Hàn Quốc
Việt Nam là cứ điểm sản xuất hàng đầu của "đại bàng" Hàn Quốc Samsung. (Nguồn: VnEconomy)

Đối tác quan trọng hàng đầu

Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA, thứ ba về thương mại. Tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt 87 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2021.

Những năm gần đây, Hàn Quốc là thị trường cung cấp khách du lịch lớn thứ hai của Việt Nam, với trung bình hơn 1.000 chuyến bay thẳng Việt Nam - Hàn Quốc mỗi tháng. Năm 2019, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đạt 4,2 triệu lượt, tăng 23,1% so với năm 2018; khách Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 550.000 lượt, tăng 21,9%. Lượng khách Hàn Quốc tới Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021 giảm do tác động của dịch Covid-19 song tăng trở lại từ đầu năm 2022.

Hàn Quốc cũng là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là nước phái cử lao động lớn thứ hai, sau Trung Quốc. Việt Nam hiện có khoảng 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.

Trong bài viết ngày 22/6, tờ Korea Herald nói về những kỳ vọng mà phái đoàn hơn doanh nghiệp Hàn Quốc mang theo khi tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol sang Việt Nam. Một sự kiện lớn quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu hai nước diễn ra hôm nay 23/6, được kỳ vọng sẽ chứng kiến những thỏa thuận tỷ USD được ký kết và trao tay.

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, chỉ sau hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Lãnh đạo hai bên đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD trong năm nay, tăng khoảng 13 tỷ USD so với năm 2022.

Nhận định về chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk Yeol tới Việt Nam lần này, Giáo sư Choe Won-gi, Trưởng khoa Nghiên cứu ASEAN-Ấn Độ, Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc (KNDA) cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa rất lớn vì Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà Tổng thống Yoon Suk Yeol tới thăm sau khi nhậm chức. Điều này cho thấy vị trí rất quan trọng của Việt Nam đối với Hàn Quốc.

Theo Giáo sư, Việt Nam đã rất thành công trong phát triển kinh tế nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, Việt Nam cần phải nâng cấp nền tảng công nghiệp, ví dụ như trong các ngành có giá trị gia tăng cao như công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp phụ vụ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Về vấn đề này, Hàn Quốc có thể hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam cất cánh và chuyển sang giai đoạn kinh tế công nghiệp hóa cao hơn.

Luôn giữ ngôi đầu, liên tục tăng trưởng

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đã thu hút được 37.238 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 447,65 tỷ USD đến từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 9.666 dự án, có tổng vốn đăng ký 81,5 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là các quốc gia như: Singapore với 3.240 dự án, có tổng vốn đăng ký 73,384 tỷ USD; Nhật Bản với 5.091 dự án, có tổng vốn đăng ký 69,628 tỷ USD…

Riêng 5 tháng đầu năm 2023, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các nhà đầu tư Hàn Quốc đã “rót” 666,52 triệu USD vào Việt Nam, đây là số vốn đăng ký của 167 dự án đầu tư mới, 122 dự án điều chỉnh vốn và 364 dự án góp vốn, mua cổ phần của các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trưởng liên tục trong vòng 10 năm qua. Cụ thể, năm 2013, số vốn đầu tư Hàn Quốc chỉ đạt 3,8 tỷ USD, nhưng chỉ sau 1 năm đã tăng gần gấp đôi, với 6,1 tỷ USD vào năm 2014, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam.

Không chỉ tăng trưởng nhanh, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam còn có sự ổn định liên tục, đơn cử năm 2015, vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 6,72 tỷ USD thì đến năm 2016 là 7,0 tỷ USD; 2017 là 8,49 tỷ USD và 2018 là 7,2 tỷ USD; 2019 là 7,92 tỷ USD… cứ như vậy giai đoạn 10 năm (2013-2022), vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng trưởng từ mức 3,8 tỷ USD lên 81,5 tỷ USD, tăng đến hơn 20 lần.

Không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng các dự án đầu tư của Hàn Quốc cũng có sự tăng trưởng tích cực, nếu như trước đây, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, thì nay đã xuất hiện nhiều dự án của những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc với những dự án có quy mô lên tới hàng tỷ USD như: Samsung, LG, Posco, Keangnam… Trong đó, một số tập đoàn của Hàn Quốc đang coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu của họ, điển hình trong số đó là Samsung. Samsung không chỉ là nhà đầu tư của Hàn Quốc lớn nhất mà còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Sức hút Việt Nam trong mắt các 'đại bàng' Hàn Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) của Samsung tại Việt Nam. (Nguồn: VGP)

Cuối năm 2022, Samsung đã khánh thành Trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) lớn nhất của tập đoàn này tại Việt Nam và Samsung Electronics đạt kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD tại Việt Nam, chiếm hơn 9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hơn 60% điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu được sản xuất lắp ráp tại các nhà máy của tập đoàn này ở Việt Nam.

Doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 3,3 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó có 2 tỷ USD đã đầu tư vào các dự án ở Thái Nguyên và TP. Hồ Chí Minh Dự kiến cuối năm nay, Samsung sẽ sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn tại nhà máy của Samsung ở Thái Nguyên.

Tương tự, Tập đoàn LG cũng có kế hoạch rót thêm 5 tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới; Tập đoàn Lotte đang trong giai đoạn hoàn thiện Lotte Mall Hà Nội và xây dựng Khu phức hợp thông minh - Lotte Eco Smart Thủ Thiêm; SK vẫn đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn tại 2 tập đoàn lớn của Việt Nam là Masan và Vingroup; Hyundai Motor khánh thành thêm nhà máy Hyundai Thành Công số 2 ở Ninh Bình vào cuối năm qua…

Mới đây, ngày 12/6, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại Hải Phòng - Hàn Quốc năm 2023, được tổ chức tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc), lãnh đạo TP.Hải Phòng đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với số vốn đầu tư đạt 230 triệu USD cho các dự án Bumhan Vina Heavy Industries - Nam Đình Vũ, Công ty TNHH Haewon Vina, Công ty TNHH Hala Electronics Vina, Công ty TNHH EST Vina HaiPhong, đồng thời ký kết các thỏa thuận hợp tác trong thời gian tới với số vốn đầu tư cam kết lên đến 1,5 tỷ USD.

Cùng với đó, doanh nghiệp Hàn Quốc đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khi đã có hơn 250 doanh nghiệp Việt Nam trở thành vendor cấp 1 và cấp 2 cho Tập đoàn Samsung… Đặc biệt, với sự xuất hiện của gần 10.000 ngàn dự án đầu tư, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tạo ra một lượng việc làm rất lớn cho người lao động trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

"Hấp lực" Việt Nam

Có thể nói, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng liên tục và ổn định qua các năm. Năm 2022, do suy giảm kinh tế toàn cầu và tác động từ các cuộc xung đột địa chính trên thế giới, vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam giảm, nhưng đây vẫn là đối tác có các quyết định đầu tư mới và tăng cường mở rộng.

Đặc biệt, trong khi một số nhà đầu tư nước ngoài "co" lại, thì các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc vẫn tăng tốc mở rộng và xin cấp giấy phép mới tại Việt Nam. Cụ thể, nhà đầu tư Hàn Quốc chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt góp vốn, mua cổ phần.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhận xét với một phái đoàn doanh nghiệp Hàn có quy mô lớn hơn 200 vị đến Việt Nam kỳ này cho thấy môi trường đầu tư Việt Nam đang có những yếu tố hấp lực nhà đầu tư rất lớn. Đáng lưu ý, là trong phái đoàn này, có rất nhiều nhà đầu tư chất lượng cao.

Mối quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng kể trong 3 thập niên qua. Chúng tôi dự đoán kim ngạch thương mại song phương sẽ tăng gấp đôi lên 150 tỷ USD vào năm 2030

Kim Bong-man, Trưởng ban Các vấn đề quốc tế tại Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI)

Có thể doanh nghiệp đến từ xứ sở kim chi đang muốn dịch chuyển và mở rộng mạng lưới kinh doanh dịch vụ tài chính, y tế… tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thể lấy Việt Nam như "hub"? Nếu Việt Nam có chính sách đón đầu phù hợp, thu hút có hiệu quả, vốn FDI từ Hàn Quốc trong lĩnh vực dịch vụ cao cấp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế quốc dân

Trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, có rất nhiều quốc gia nổi lên, ở khu vực Đông Nam Á có Việt Nam, Indonesia... Do vậy, việc hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc đến Việt Nam là dịp để họ tìm hiểu, nghiên cứu việc biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất cho những mặt hàng mà họ đang có thế mạnh như hàng điện tử, cơ khí, nhằm cung cấp cho chuỗi cung ứng toàn cầu đến các quốc gia G7, G20... Đây là cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam.

TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đánh giá rất cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là chiến lược tăng trưởng xanh mà Việt Nam đang hướng tới. Ngoài ra, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng quan tâm đến những lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam, như sản xuất chip bán dẫn, pin ôtô.

Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham)

Theo Ái Châu/ baoquocte.vn