Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sẽ có 2 đợt tăng giá điện trong năm 2012?

08:55 | 10/03/2012

508 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 9/3, trao đổi bên lề Hội nghị tổng kết công tác tiết kiệm điện năm 2011 và triển khai chương trình tiết kiệm điện năm 2012, ông Nguyễn Tấn Lộc – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Có thể EVN sẽ kiến nghị 2 đợt tăng giá điện trong năm 2012 với mức tăng tối thiểu là 5% mỗi đợt.

EVN vẫn sẽ tiếp tục kiến nghị tăng giá điện trong năm 2012

Theo ông Nguyễn Tấn Lộc – Phó Tổng giám đốc EVN, năm 2012 EVN vẫn sẽ đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép tăng giá điện; dự kiến sẽ có 2 đợt tăng giá, mức điều chỉnh ít nhất mỗi đợt là 5%. Việc điều chỉnh giá điện còn phụ thuộc vào lộ trình của Chính phủ. Chính phủ đã quy định đến 2013 giá điện phải được tính giá thị trường, nên lúc này cũng cần phải điều chỉnh dần dần. Năm 2012, giá nguyên liệu đầu vào của ngành điện chưa tăng vượt quá 5%. Tuy nhiên, lũy kế từ các năm trước thì đã vượt nhiều, nên việc điều chỉnh giá điện vẫn là yêu cầu cần thiết.

Hiện nay, một điều mà ngành điện cũng đang lo lắng là tình trạng giá gas tăng cao nhiều hộ dân chuyển sang sử dụng các thiết bị đun nấu điện. Như thế, dễ dẫn đến quá tải cho ngành điện. Theo dự kiến của EVN, mùa khô năm 2012 sẽ không thiếu điện, nguồn điện từ Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 và Tổ máy số 5 Thủy điện Sơn La sẽ bổ sung cho nguồn cung cấp điện trong mùa khô này.

Ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ về Chính sách điều chỉnh giá điện

Ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Chính phủ có chủ trưởng và chỉ đạo rất nhất quán về giá điện cũng như giá than, giá xăng dầu. Trong thời gian tới giá các mặt hàng này phải có điều chỉnh theo hướng tiệm cận với giá thị trường và theo lộ trình của Chính phủ đã đề ra thì cố gắng từ nay đến năm 2015 thực hiện được điều đó. Còn điều chỉnh ở mức độ như thế nào, thời gian nào thì Chính phủ sẽ xem xét, cân nhắc kỹ để một mặt đáp ứng các mục tiêu đề ra và cải thiện tình hình tài chính ngành điện, mặt khác đảm bảo ổn định về kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo quy định của Bộ Công Thương về giá bán điện thì trường hợp chênh lệch giá bán điện bình quân do biến động đầu vào bằng hoặc lớn hơn 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận phương án điều chỉnh giá điện. Nếu Bộ Công Thương không có ý kiến, sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ tính toán điều chỉnh giá điện, EVN được điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành.

Ông Hoàng Quốc Vượng cho biết: “Hiện nay, ngành điện đang rà soát lại các chi phí đầu vào để xác định giá thành ngành điện với sự các thay đổi của chi phí đầu vào cơ bản thì nó thay đổi như thế nào. Hiện nay, chưa có con số cụ thể nhưng năm nay với Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, biến đổi về chi phí đầu vào cũng chỉ tác động một phần đến giá điện. Tuy nhiên, liên quan đến giá điện phải nhớ rằng ngành điện cũng còn treo một khoản lỗ rất lớn từ năm 2010 và 2011 nên trong thời gian tới nếu điều kiện cho phép chúng ta vẫn phải cân nhắc xem xét điều chỉnh để tình hình tài chính của ngành điện lực được cải thiện hơn”.

Hiện nay, tình hình cung cấp điện trên cả nước còn nhiều khó khăn, nhằm đảm bảo cung ứng điện đầy đủ và ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống sinh hoạt thiết yếu thì công tác tiết kiệm điện được xem là một giải pháp trọng tâm mang lại hiệu quả cao. Với nhiều hoạt động triển khai hiệu quả, năm 2011, các Tổng công ty điện lực trên cả nước đã tiết kiệm được 1,326 tỉ kWh điện, bằng 1,43% điện thương phẩm.

Tổng công ty Điện lực TP HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước trong phong trào tiết kiệm điện với nhiều hoạt động sáng tạo làm điển hình cho phong trào tiết kiệm điện của cả nước. Ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVN HCM) cho biết: Năm 2011 TP HCM tiết kiệm được hơn 391 triệu kWh điện, tương đương 2,56% điện thương phẩm, tăng 75% so với cùng kỳ. Sản lượng điện tiết kiệm này tương ứng với số tiền 533,57 tỷ đồng và giảm được 168.263 tấn CO2 phát ra thị trường, góp phần bảo vệ môi trường, giảm áp lực đầu tư nguồn điện.

Ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng giám đốc EVN HCM nói về hiệu quả chương trình tiết kiệm điện

Theo đánh giá của Bộ Công Thương: Hiện nay, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực sử dụng điện có tiềm năng tiết kiệm lớn nhưng khó thực hiện, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phần lớn sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, kinh phí và vốn đầu tư thay thế cải tiến công nghệ vẫn còn khó khăn cần có thời gian thực hiện.

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011, nên trong Chương trình tiết kiệm điện 2012, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giám sát việc tuân thủ Luật này; phấn đấu tiết kiệm ít nhất 1% điện thương phẩm năm 2012 và đảm bảo hệ số đàn hồi (tỉ lệ tăng điện thương phẩm/GDP) bằng hoặc thấp hơn 2011. Đồng thời, phấn đấu tiết kiệm 10% điện sử dụng trong sản xuất và 10% điện trong tiêu dùng từ nay đến năm 2015.

Mai Phương