Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sản phụ tử vong đang giảm

07:03 | 29/06/2015

1,490 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thời gian gần đây xảy ra một số vụ sản phụ tử vong được báo chí phản ánh. Cuối năm 2014, vụ sản phụ tử vong sau khi sinh ở Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình khiến hàng trăm người dân “bao vây” bệnh viện, buộc lực lượng công an phải vào cuộc.

Năng lượng Mới số 406

Mới hơn 2 tháng đầu năm 2015 cũng có hơn 4 sản phụ tử vong, mà gần nhất là ở Bệnh viện Đa khoa Diễn Châu, Nghệ An. Nhiều câu hỏi được đặt ra về nguyên nhân của các vụ việc đang gây bức xúc dư luận, đồng thời cũng tạo áp lực lớn lên các thầy thuốc. Năng lượng Mới có cuộc trao đổi với PGS.TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế).

PV: Thưa bà, thời gian gần đây, tỷ lệ sản phụ tử vong có vẻ tăng bất thường?

PGS.TS Lưu Thị Hồng

PGS.TS Lưu Thị Hồng: Mấy tháng đầu năm 2015, báo chí đăng khoảng 4 ca, còn năm 2013 là gần 20 ca, năm 2014 hơn 10 ca. Không có gì là bất thường khi trước đây, tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều: Theo điều tra, tỷ số tử vong mẹ năm 1990 là 233/100.000 trẻ sống; 2001-2012 là 165/100.000 trẻ sống và hiện còn 69/100.000 trẻ sống. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2-1,5 triệu đẻ ra, có khoảng 800-900 ca tử vong mẹ.

Hiện Việt Nam đã là một điểm sáng về giảm tử vong mẹ và sơ sinh vì giảm rất mạnh. Trước mỗi ca tử vong mẹ chúng tôi đều yêu cầu các sở y tế phải chỉ đạo thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá sai sót về chuyên môn, do tinh thần thái độ phục vụ, hay do bệnh tật.

PV: Đã có điều tra nguyên nhân tử vong mẹ chưa, thưa bà?

PGS.TS Lưu Thị Hồng: Từ năm 2010, Bộ Y tế và các tỉnh đều có Ban Thẩm định tử vong để xem xét toàn diện mỗi khi xảy ra, để tìm ra tồn tại và đưa ra những kiến nghị cụ thể. Theo các báo cáo, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong thai phụ: Ở vùng núi, người dân không biết hoặc không thấy cần thiết phải đi khám thai, dù thấy bất thường; biết nhưng do nghèo quá nên không đi đến bệnh viện; bệnh nhân đến cơ sở y tế nhưng do trình độ, tuân thủ quy trình cấp cứu của cán bộ y tế chưa tốt v.v…

Nguyên nhân tử vong mẹ có các tai biến sản khoa hay gặp như: băng huyết, nhiễm khuẩn, tiền sản giật, vỡ tử cung, do phá thai… trong đó, chiếm hàng đầu là băng huyết. Nhiều người cứ muốn vào viện là mổ, nhưng mổ không phải là tốt vì phải gây tê, gây mê, khả năng hồi phục chậm hơn đẻ thường. Việc mổ phải có chỉ định phù hợp để tránh tai biến. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi cán bộ phải có trình độ.

Ví như nữ hộ sinh theo dõi đẻ thường, phát hiện sớm các dấu hiệu để bác sĩ giải quyết sớm sẽ tránh được tai biến. Theo dõi một ca đẻ thường vất vả hơn nhiều cho cán bộ y tế nhưng lại tốt hơn cho sản phụ. Bởi đã mổ đẻ lần 1 thì mổ đẻ lần 2 là quá cao với những nguy cơ của mổ đẻ. Hơn nữa, trẻ mổ đẻ cũng không tốt bằng trẻ đẻ theo theo cách đẻ tự nhiên vì không được khả năng miễn dịch tốt hơn, khi qua đường tự nhiên được ép ngực sẽ ra hết rớt dãi trong bụng, thông khí rất tốt. Những người đã mổ đẻ cũng có thể gặp nhiều nguy cơ.

PV: Bà có ý kiến gì về trường hợp tử vong mà báo chí nêu đều có nguyên nhân chính ở sự tắc trách của cán bộ y tế?

PGS.TS Lưu Thị Hồng: Tôi không cho rằng có sự tắc trách của cán bộ y tế, bởi trước một ca bệnh, ai cũng muốn làm tốt nhất để cứu người, nhưng để xảy ra tai biến là do hạn chế về năng lực, hay do thiếu người dẫn đến lúng túng trong xử trí, gây hậu quả.

Như vụ ở Tiền Giang đầu tháng 3-2015, nếu tắc trách, nhân viên y tế sẽ không dùng “giắc” hút, mà phẫu thuật sẽ nhanh và nhàn hơn nhiều cho cán bộ y tế. Nhưng họ muốn tốt cho sản phụ nên để theo dõi đẻ theo đường dưới, song trình độ kỹ thuật không tốt dẫn đến tai biến.

Tử vong mẹ thường có nhiều nguyên nhân. Ở miền núi là do người bệnh đến chậm bởi các lý do như đã nói hoặc do bệnh cảnh: Tắc mạch ối, nhiễm khuẩn… Ở các bệnh viện lớn không có nguyên nhân trình độ của nhân viên y tế, nhưng cũng có do tiếp cận dịch vụ y tế, ví như bệnh nhân cần phải thở máy thì lại thiếu máy móc.

PV: Liệu có nguyên nhân do sản phụ có bảo hiểm y tế nên không được đón tiếp chu đáo như người đi đẻ theo dịch vụ không thưa bà?

PGS.TS Lưu Thị Hồng: Điều này không đúng, vì bệnh nhân cấp cứu đều được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định. Mà đẻ được tính là cấp cứu, nên được thanh toán bảo hiểm y tế đầy đủ như nhau.

Một sản phụ tử vong tại bệnh viện

PV: Với các nguyên nhân liên quan đến y tế, ngành y tế đã có các giải pháp nào để giảm hơn nữa tỷ lệ tử vong mẹ, thưa bà?

PGS.TS Lưu Thị Hồng: Trước hết, phải làm tốt công tác dự phòng bằng việc quản lý thai sản, sớm phát hiện để đưa đến cơ sở y tế. Ở tuyến huyện hiện rất thiếu nhân lực về sản, nên chúng tôi sẽ đẩy mạnh đào tạo để có những cán bộ y tế có năng lực chuyên môn về cấp cứu, chăm sóc trước và sau khi sinh, để nhân viên y tế tuân thủ đúng quy trình, phát hiện sớm tai biến và chuyển tuyến phù hợp ở các tuyến. Công tác giảng dạy trên mô hình, thực hành thuần thục cũng được tăng cường, để giảm tỷ lệ tử vong mẹ.

Ở vùng núi, vùng cao, tập tục người dân thường đẻ tại nhà hoặc ngại đến trạm xá, chúng tôi tăng cường sự tiếp cận của người dân với y tế bằng mạng lưới cô đỡ thôn bản. Họ vận động thai phụ đến trạm y tế đẻ hoặc giúp đỡ những người đẻ tại nhà. Bên cạnh đó, chúng tôi đẩy mạnh cả năng lực, trang thiết bị phục vụ người dân. Việc phân bổ ngân sách được tập trung cho vùng núi, vùng khó khăn.

PV: Có câu “người chửa cửa mả” để nói về nguy cơ của thai phụ. Nhưng nhiều sản phụ tử vong do bệnh tình vẫn khiến gia đình phản ứng, có phải bởi thái độ của nhân viên y tế?

PGS.TS Lưu Thị Hồng: Thông thường, khi bác sĩ cấp cứu bệnh nhân là không còn nghĩ gì khác ngoài việc tập trung cứu người. Bởi thai phụ thường diễn biến rất nhanh và không thể lường trước được. Hiện cán bộ y tế mới chuyên tâm cấp cứu mà chưa làm tốt việc tư vấn hoặc cũng có trường hợp tư vấn mà người nhà không chấp nhận, do đó sẽ không chấp nhận được điều đau lòng xảy đến.

Một ca mổ xếp lịch phải có tư vấn đầy đủ và người được tư vấn ký vào giấy tờ, song khi có tai biến, vẫn có người khẳng định họ không được tư vấn. Vẫn mong muốn đào tạo những con người ít mắc lỗi nhất, nên các bệnh viện đã tập huấn, lồng ghép vào nhiều hoạt động để giáo dục kỹ năng  ứng xử khéo léo, có văn hóa với người bệnh cho nhân viên y tế. Chúng tôi cũng chuẩn hóa lại chuyên môn thành quy trình theo tài liệu của WHO và các chuyên gia đầu ngành để giảm tai biến do chuyên môn kém.

PV: Cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Thanh Hằng (thực hiện)