Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Rộng đường xuất khẩu nông sản Việt

15:00 | 06/07/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mặc dù dịch Covid-19 gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên thời gian qua ghi nhận xuất khẩu nông sản nước ta có những bước tiến mới. Nhiều mặt hàng nông sản Việt đã có mặt tại những thị trường khó tính, trong đó có vải thiều.
Rộng đường xuất khẩu nông sản Việt

Ông Nguyễn Thế Thi - Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: Vải thiều được chứng nhận an toàn

Năm 2021, tổng diện tích trồng vải của toàn huyện Lục Ngạn là 15.450 ha, sản lượng ước đạt trên 120 nghìn tấn. Tỉnh Bắc Giang đã tăng diện tích sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP lên hơn 12.400 ha (tăng 700 ha so với năm 2020). Vải thiều sản xuất theo quy trình GlobalGAP khoảng 318 ha, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính. Đặc biệt, quy trình chế biến vải thiều xuất khẩu đối với thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU... được các cơ sở bảo đảm nghiêm ngặt từ thu mua, chế biến, đóng gói cho tới vận chuyển.

Tất cả các lô vải thiều Bắc Giang dù tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều có giấy chứng nhận an toàn.

Rộng đường xuất khẩu nông sản Việt

Ông Chung Trí Phong - Tổng giám đốc Công ty CP Pacific Foods: Đẩy mạnh xuất khẩu sang EU

Hiện EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam. Việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...

Sau chuyến khởi đầu thuận lợi đưa trái vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) cập cảng hàng không Cộng hòa Czech, Pacific Foods tiếp tục xuất khẩu lô vải thiều Lục Ngạn vào EU theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Việc tiếp cận thành công thị trường cao cấp đã nâng vị thế của sản phẩm, mở ra cơ hội cho quả vải thiều đến với thị trường mới.

Để sản phẩm vượt qua những “rào cản” thương mại, thâm nhập sâu các thị trường nhập khẩu, các quy trình, biện pháp kỹ thuật từ sản xuất đến đóng gói hàng hóa được áp dụng đồng bộ. Trong đó, khâu chăm sóc được giám sát, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu. Ví dụ, nhà vườn được chọn tham gia sản xuất phải có kinh nghiệm, phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký chăm bón chi tiết, đầy đủ. Vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số, có cán bộ chuyên môn của tỉnh, huyện thường xuyên cùng nông dân bám sát vườn. Người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục.

Rộng đường xuất khẩu nông sản Việt

Pacific Foods mất 3 năm để tìm hiểu, đàm phán để xuất khẩu vải thiều sang EU. Vải thiều được người tiêu dùng EU ưa chuộng, đánh giá cao do chất lượng vượt trội, thơm ngon và an toàn.

Rộng đường xuất khẩu nông sản Việt

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Tận dụng lợi thế từ các FTA

Nông nghiệp Việt Nam đã tham gia rất sâu vào các FTA đã được ký kết, hiện đang có những tín hiệu tích cực. Các mặt hàng nông sản Việt Nam đã và đang tận hưởng những ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu. Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 20 tỉ USD, đây là tín hiệu lạc quan.

Các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Việt Nam đã nỗ lực chinh phục nhiều thị trường quốc tế. Bắc Giang, Hải Dương là vùng vải thiều trọng điểm. Vải thiều đang vươn ra thị trường thế giới. Tháng 6-2021 có nhiều chuyến vải thiều sang EU qua đường hàng không. Đây là tín hiệu tốt, khẳng định giá trị nông sản Việt Nam. Các doanh nhân Việt Nam luôn khao khát mang sản phẩm của quốc gia đến thị trường thế giới, đặc biệt là những thị trường tiêu dùng khó tính.

Năm 2021, thế giới vẫn phải đối mặt với thực tế dịch Covid-19 tiếp tục tác động nghiêm trọng tới các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng, còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều lý do: Các quốc gia sẽ tăng cường đầu tư cho sản xuất lương thực, thực phẩm trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Nông, lâm, thủy sản của Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ các sản phẩm của những quốc gia xuất khẩu nông sản khác. Khi thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế, các nước nhập khẩu sẽ gia tăng áp dụng biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại gây nhiều cản trở cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Xung đột chính trị, xung đột thương mại giữa các nước lớn tiếp tục tác động tới hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng...

Rộng đường xuất khẩu nông sản Việt

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương): Quan tâm tới truy xuất nguồn gốc

Để xây dựng được kênh tiêu thụ nông sản bền vững, cần phải có sự chung tay của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất và các kênh phân phối. Trong đó, phải nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong việc xác định, xây dựng thị trường tiềm năng, tận dụng ưu đãi của các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Đặc biệt, cần tránh tình trạng nông sản mùa trước tiêu thụ tốt, giá cao nhưng mùa sau cung vượt cầu, dẫn đến ùn ứ, không tiêu thụ được, doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào một thị trường mà cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào thị trường nào cần có sự nghiên cứu để cho ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

Thị trường thế giới luôn có những điều kiện nghiêm ngặt, khắt khe về việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần quan tâm đến vấn đề này. Bởi vì, truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp minh bạch được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời còn giúp doanh nghiệp thu thập được “tài sản số” của mình.

Thanh Hồ

Kinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mớiKinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mới
Công ty Vĩnh Hoàn và Nam Việt không chịu thuế chống phá giá cá da trơn của MỹCông ty Vĩnh Hoàn và Nam Việt không chịu thuế chống phá giá cá da trơn của Mỹ
Xuất khẩu LNG của Mỹ tăng vọt dù chi phí vận chuyển tăngXuất khẩu LNG của Mỹ tăng vọt dù chi phí vận chuyển tăng
Tuần hàng Việt Nam tại Nhật Bản: Tự hào khi hàng Việt được yêu mếnTuần hàng Việt Nam tại Nhật Bản: Tự hào khi hàng Việt được yêu mến
Phân bón Cà Mau chủ động giảm xuất khẩu để tập trung nguồn hàng  phục vụ thị trường trong nướcPhân bón Cà Mau chủ động giảm xuất khẩu để tập trung nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước