Rò rỉ bức thư Thổ gửi LHQ về vụ máy bay Su-24
Hãng tin Telegraph của Anh ngày 25-11 cho biết, tối 24-11, chính quyền Ankara đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với Đại sứ các nước thành viên NATO tại trụ sở Hội đồng NATO và chia sẻ thông tin xung quanh vụ máy bay Su-24 của Nga bị không quân nước này bắn rơi.
Máy bay Nga bị bốc cháy sau khi bị F16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. |
Trong cuộc họp Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị các nước thành viên NATO ủng hộ và bảo vệ theo điều 4 của Hiệp ước đã ký kết. Đồng thời nước này cũng đã công bố bức thư gửi lên Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc (LHQ), người đang giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bức thư này sau đó được gửi tới cả Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và 14 thành viên khác của Hội đồng Bảo an LHQ. Trong thư, phía Thổ Nhĩ kỳ gọi máy bay Su-24 thuộc về nước lạ và cho biết, “bất chấp các cảnh báo, 2 chiếc máy bay Su-24 đang hoạt động ở độ cao khoảng 6km này vẫn xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ với chiều sâu 2,1km và chiều dài 1,84km, trong khoảng 17 giây, vào lúc 9 giờ 24 phút 5 giây, theo giờ địa phương. Một chiếc Su-24 sau đó đã rời không phận Thổ Nhĩ Kỳ, còn chiếc thứ hai bị các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trên không phận Thổ Nhĩ Kỳ”.
Bức thư mà Thổ Nhĩ Kỳ gửi lên LHQ bị rò rỉ trên mạng Internet. (ảnh: Twitter) |
Hãng Telegraph còn dẫn lời nhiều học giả ở Thổ Nhĩ Kỳ nhận định rằng, dù gì đi nữa thì hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ máy bay Su-24 là hấp tấp, vội vàng bởi máy bay của Nga nếu có vi phạm không phận cũng chỉ vào trong khoảng thời gian quá ngắn (vài giây). Hơn thế nữa, bản thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng không ít lần vi phạm không phận Hy Lạp và Syria chớp nhoáng kiểu vậy.
CAND
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường