Quyền lực dầu khí thế giới thuộc về ai?
Ai mới là “Big boys”: IOCs hay NOCs?
Có lẽ các chuyên gia am hiểu lĩnh vực dầu khí hoặc ngay cả những người nghiệp dư không quá xa lạ với IOCs và NOCs. Chữ viết tắt IOC (International Oil Company) có nghĩa là một công ty dầu khí lớn hợp nhất xuất xứ Mỹ/Tây Âu (như ExxonMobil, BP) để phân biệt với NOC (National Oil Company) thường gắn liền với một công ty dầu mỏ mà cổ đông lớn nhà nước sở hữu hoặc nắm giữ lượng lớn cổ phần chi phối.
Khác nhau cơ bản giữa 2 nhóm “tay chơi lớn” trên thị trường dầu mỏ toàn cầu (công ty dầu khí đa quốc gia và công ty dầu khí quốc gia) liên quan đến nguồn trữ lượng dầu mỏ khổng lồ cũng như sản lượng sản xuất dầu và khí gas tự nhiên mà họ sản xuất mỗi ngày.
Công ty Tư vấn Wood Mackenzie mới đây công bố trữ lượng dầu mỏ của các công ty quốc gia lớn: Aramco - Arập Xêút (270 tỉ thùng), Gazprom - Nga (113 tỉ thùng), NIOC - Iran (133 tỉ thùng) vượt xa trữ lượng dầu mỏ mà các công ty đa quốc gia lớn đang sở hữu như: ExxonMobil, ConocoPhillips… So với các công ty quốc gia lớn Aramco, NIOC thì PetroChina - Trung Quốc, Petronas - Malaysia, Petrobras - Mexico có trữ lượng dầu mỏ và khả năng khai thác/sản xuất dầu khí khiêm tốn hơn.
Nhìn chung, nếu so sánh các công ty dầu khí đa quốc gia (IOCs) và các công ty dầu khí quốc gia (NOCs) thì NOCs đang chiếm ưu thế hơn và tầm ảnh hưởng lớn hơn trong mối quan hệ cung cầu dầu mỏ thế giới, nhất là trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI.
Những năm gần đây, NOCs đã lớn mạnh hơn rất nhiều với lợi thế sở hữu trữ lượng dầu mỏ dồi dào và hệ thống phân phối, lọc hóa dầu mỏ hiện đại, quy mô hơn so với IOCs.
Nhưng, quay ngược thời gian về lịch sử trước những năm 70 của thế kỷ XX, IOCs từng là những “tay chơi quyền lực” lũng đoạn thị trường dầu mỏ thế giới cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá dầu, nguyên nhân của những bất ổn chính trị, các cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
Những giai đoạn lịch sử của IOCs
Giai đoạn 1870-1911, những công ty dầu lửa tư nhân lớn đã xuất hiện. Standard Oil của Rockefeller qua 40 năm xây dựng để trở thành công ty dầu mỏ hợp danh khổng lồ chi phối ngành công nghiệp Mỹ trước khi tan rã vào năm 1911 do đạo luật chống độc quyền thông qua bởi thượng viện Mỹ. BP (Anglo - Persian) đã được thành lập vào năm 1908 để triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác dầu tại Iran và Royal Dutch, Shell nổi lên vào năm 1907 để phát triển ngành dầu khí Indonesia và bước vào cạnh tranh quốc tế với Standard Oil. Những công ty hậu duệ của các gã khổng lồ dầu khí này gồm Gulf và Texaco cũng đã từng chi phối ngành dầu mỏ thế giới
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, IOCs là những chủ nhân thực sự của ngành dầu mỏ toàn cầu. Trong khoảng 30 năm trước chiến tranh thế giới thứ 2, tiêu thụ dầu hỏa, khí đốt toàn cầu tăng nhanh từ 0,5 triệu thùng/ngày lên đến 6 triệu thùng/ngày, động lực chủ yếu khiến GDP nước Mỹ tăng mạnh chính là nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa, khai thác dầu gia tăng.
Vào buổi đầu những năm 30, dầu chủ yếu khai thác tại khu vực Đông Texas rộng lớn. Đây cũng là thời kỳ khủng hoảng kinh tế tồi tệ của nước Mỹ. IOCs bắt đầu những chương trình tham vọng khai thác các mỏ dầu khí ngoài biên giới (Trung Đông, Đông Á…).
Giai đoạn đầu những năm 40, IOCs đã trở thành những công ty quyền lực, tiềm lực tài chính mạnh, nắm quyền kiểm soát nguồn cung dầu trên toàn thế giới. BP chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ Iran. Ngành dầu mỏ Iraq chịu sự kiểm soát bởi liên minh BP, RD/Shell, Total, Exxon và Mobil. Kuwait chia sẻ khai thác giữa BP và Gulf. Arập Xêút, đất nước nhỏ bé nhưng chứa nhiều mỏ dầu bị kiểm soát bởi Chevron, Texaco, Exxon và Mobil (Aramco).
Sau chiến tranh thế giới lần 2, chính phủ các nước có những nguồn tài nguyên dầu phong phú là những nhà cung cấp dầu quan trọng và không ngạc nhiên, chính các nước khu vực Trung Đông cũng muốn tham gia và sở hữu nhiều hơn phần lợi nhuận đến từ dầu mỏ. Khởi đầu, chính phủ Arập Xêút bắt buộc Aramco chấp nhuận lợi nhuận 50/50 năm 1950, Iran quốc hữu hóa tài sản của Persian (tiền thân của BP) vào năm 1951.
Nhưng đó mới chỉ là những manh nha phản kháng đến từ các nước có nhiều mỏ dầu. Những “tay chơi” thực sự trên thị trường dầu mỏ vẫn thuộc về các công ty dầu mỏ lớn của Mỹ/Tây Âu.
7 chị em “seven sisters” bao gồm Exxon, Mobil, Chevron, Texaco, RD/Shell, BP và Gulf là những gã khổng lồ tiếp tục chi phối thị trường dầu mỏ 2 thập niên cho đến trước những năm 70 bất chấp sự ra đời của OPEC vào năm 1960, nhưng chỉ đến 1970, khi sản lượng dầu mỏ Mỹ giảm sút và thì sức mạnh dầu mỏ các nước Arập mới có cơ hội và gây tiếng vang lớn.
Thập niên 70 là bước chuyển mình của các NOCs khi sản lượng dầu mỏ khổng lồ của nước Mỹ đã bước vào giai đoạn suy giảm và không còn là nước xuất khẩu dầu mỏ quan trọng đối với các nước châu Âu.
Cuộc chiến Yom Kippour xảy ra vào năm 1973 và sự cấm vận dầu mỏ của các nước Arập phản đối việc Mỹ ủng hộ Israel trong chiến tranh khiến giá dầu leo thanhdẫn đến làn sóng quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ, “7 chị em” buộc phải bán tài sản tại các nước Iraq, Iran,Venezuela.
Cách mạng Iran 1979 đã khiến IOCs rút lui, rời khỏi quyền sở hữu tại Trung Đông. Thời kỳ hoàng kim của IOCs đã kết thúc.
Thập niên 80 đi kèm với các phát hiện các mỏ dầu lớn tại vùng Alaska và Biển Bắc. BP, RD/Shell, Exxon và Mobil bắt tay vào khai thác các mỏ này và một số công ty quốc gia lớn Tây Âu mới xuất hiện.
Thập niên 90 là thời kỳ của những sáp nhập doanh nghiệp dầu khổng lồ. Giữa những năm 1990, với việc giá dầu thấp kèm theo sự cạnh tranh từ NOCs Trung Đông, lợi nhuận của IOCs bị đe dọa. BP gặp cú sốc dầu đầu tiên và giảm cổ tức lần đầu vào năm 1992 và nhiều IOCs khác cũng rơi vào tình trạng khó khăn. BP đã mua lại Amoco năm 1998, đây được coi như là một thương vụ M&A dầu mỏ lớn nhất thời điểm đó.
Các công ty dầu khí lớn khác cũng nhanh chóng nhận ra rằng sự liên kết BP-Amoco sẽ hưởng lợi nhiều và là chiến lược tối ưu trong giai đoạn mới. Exxon và Mobil thông báo sự sáp nhập năm 1999, Chevron và Texaco cũng tiếp bước vào năm 2000. Tại Pháp, Total mua lại Fina năm 1998 rồi Elf năm 1999. Conoco và Phillips sáp nhập năm 2001. Chỉ duy nhất Royal Dutch/Shell đã không thực hiện thương vụ M&A nào.
Thế kỷ XIX, sức mạnh dịch chuyển đến những người sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ. Ông chủ thực sự trong ngành dầu mỏ thuộc về những tay chơi - IOCs hay NOCs có nguồn dự trữ dầu mỏ dồi dào.
Nếu so sánh các công ty dầu khí đa quốc gia (IOCs) và các công ty dầu khí quốc gia (NOCs) thì NOCs đang chiếm ưu thế hơn và tầm ảnh hưởng lớn hơn trong mối quan hệ cung cầu dầu mỏ thế giới, nhất là trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. |
Minh Châu
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/10 - 26/10
-
Giá dầu hôm nay (26/10): Dầu thô tiếp đà tăng
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Giá dầu hôm nay (25/10): Dầu thô tăng trong phiên