Quảng Nam thu ngân sách hơn 12 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
Kinh tế khởi sắc, chấm dứt đà tăng trưởng âm
Qua 6 tháng đầu năm 2024, theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Quảng Nam đã tăng 2,7% so với cùng kỳ. Theo đó, kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực như tạm thời chấm dứt đà tăng trưởng âm trong quý I và đạt mức tăng trưởng dương vào quý II (tăng 6,5%). Tỉnh Quảng Nam cũng đứng thứ 26/63 tỉnh/thành với quy mô nền kinh tế gần 59 nghìn tỷ đồng. Kết quả này cũng góp phần giúp Quảng Nam xếp thứ 7/14 tình Bắc Trung bộ và Duyên Hải miền Trung, xếp thức 3/5 tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nẵng và Bình Định).
Đối với lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, tỉnh Quảng Nam cũng tăng 4,7% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp tăng 4,4% với công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm mức đóng góp lớn nhất (tăng 12% so với cùng kỳ) và ngành Xây dựng cũng tăng 6,1%. Ngoài ra, sản xuất ngành công nghiệp cũng tăng 5,8% với công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8%.
Du lịch tỉnh Quảng Nam ghi nhận mức doanh thu đạt 3.870 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. |
Với mảng Dịch vụ, tỉnh Quảng Nam cũng có ghi nhận mức tăng trưởng 4,4%, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch đạt hơn 4,6 triệu lượt (tăng 18%). Trong đó, khách quốc tế đạt gần 3,1 triệu lượt (tăng 27%) và khách nội địa đạt 1,5 triệu lượt (tăng 4%). Với các kết quả trên, du lịch tỉnh Quảng Nam ghi nhận mức doanh thu đạt 3.870 tỷ đồng, tăng 11% và giúp thu nhập xã hội từ du lịch đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, với sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tỉnh Quảng Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng 3% so với cùng kỳ.
Với những tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Quảng Nam cũng ghi nhận tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 12.221 tỷ đồng, đạt 51,8 % dự toán do HĐND tỉnh giao phó năm 2024 là 23.600 tỷ đồng và tăng 2,5% so với cùng kỳ. Kết quả doanh thu từ nội địa của tỉnh cũng đạt trên 10.152 tỷ đồng (chiếm 50,51%) và xuất nhập khẩu ghi nhận doanh thu đạt 3.224 tỷ đồng (đạt 59%). Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cũng huy động được từ các tổ chức tín dụng hơn 89,7 nghìn tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 109 nghìn tỷ đồng.
Qua 6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của tỉnh Quảng Nam đạt gần 17,7 nghìn tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư công năm 2024 là 8.884 tỷ đồng, tỉnh Quảng Nam cũng đã giải ngân 2.105 tỷ đồng, đạt 23,7% và cao hơn năm 2023. Công tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng được tỉnh Quảng Nam tổ chức thành công và hiện các kế hoạch thực hiện đang được hoàn chỉnh nội dung để lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan để trình lên Thủ tướng.
Quyết liệt giải phóng mặt bằng, thi công các dự án và công trình trọng điểm
Trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến và thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Nam cũng thường xuyên tổ chức định kỳ các cuộc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp. Theo đó, hết 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Quảng Nam có 588 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 3.335 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 7 dự án với vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 124 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký hơn 4.245 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 198 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 6,2 tỷ USD.
Bên cạnh các kết quả về kinh tế, xã hội tích cực đã đạt được, tỉnh Quảng Nam cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế. Theo đó, tình hình kinh tế tuy có sự chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thật sự phục hồi, nhất là sản xuất công nghiệp và một số nguồn thu vẫn đạt kết quả thấp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp của tỉnh vẫn gặp khó khăn với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Ngoài ra, việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc và tác lập quy hoạch chung, quy hoạch nông thôn mới tại một số địa phương còn chậm.
Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Nam cũng đứng thứ 26/63 tỉnh thành với quy mô nền kinh tế gần 59 nghìn tỷ đồng. |
Để tiếp tục đà tăng trưởng và khắc phục những tồn tại, tỉnh Quảng Nam cũng đề ra và bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ, giải pháp triển khai trong 6 tháng cuối năm 2024. Cụ thể, tỉnh sẽ khẩn trương hoàn chỉnh Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm. Tăng cường công tác quản lý thu, đẩy mạnh khai thác nguồn thu, chống thất thu. Tập trung triển khai hiệu quả kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2024. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng dụng chuyển giao KH&CN. Thực hiện Phương án tổng thể về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 đảo đảm yêu cầu và tiến độ. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam sẽ tích cực thực hiện công tác quốc phòng và an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nhất là đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh kết hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Phúc Nguyên
-
Tin tức kinh tế ngày 6/11: Thu ngân sách nhà nước đạt 97,2% dự toán
-
Quảng Nam: Sẵn sàng ứng phó trước diễn biến thời tiết phức tạp
-
Quảng Nam: Chưa thể khẳng định 18.000 lít dầu DO mất tích trong vụ tàu hàng gặp nạn
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Các tỉnh miền Trung căng mình ứng phó bão số 6
-
Thuế quan của Trump không làm hạn chế sự phụ thuộc của EU vào LNG
-
Giá dầu hôm nay (12/11): Dầu thô tiếp đà giảm
-
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
-
Giá vàng hôm nay (12/11): Đồng loạt giảm
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí