Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quản lý thủ công khiến lãi suất vay tiêu dùng luôn ở mức cao?

19:05 | 21/05/2020

408 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo TS Cấn Văn Lực, các công ty tài chính cũng phải quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ. Nhiều công ty hiện vẫn còn quản lý thủ công, tốn kém, dẫn đến buộc phải đẩy lãi suất cao lên.

Tại buổi giao lưu trực tuyến “Làm gì để thúc đẩy cho vay cá nhân hậu Covid-19?” mới đây, các chuyên gia kinh tế đã có những phân tích cụ thể, sâu về những vấn đề liên quan đến tín dụng tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã tác động không hề nhỏ đến đời sống xã hội cũng như hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Trả lời lại buổi giao lưu trực tuyến, TS Cấn Văn Lực cho rằng, sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp và công ty tài chính đã đến lúc rà soát lại chiến lược kinh doanh của mình. Tư duy giờ đã khác vì nhiều xu hướng mới, thị hiếu mới xuất hiện và phải có những sản phẩm mới phù hợp hơn.

quan ly thu cong khien lai suat vay tieu dung luon o muc cao
Các công ty tài chính cũng phải quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ

Các công ty tài chính cũng phải quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ. Nhiều công ty hiện vẫn còn quản lý thủ công, tốn kém, dẫn đến buộc phải đẩy lãi suất cao lên. Bên cạnh đó, các công ty tài chính cần cân đối giữa rủi ro và lãi suất. Không mặc định tín dụng tiêu dùng thì lãi suất phải cao. Nếu quản lý hiệu quả, giảm được các gánh nặng trong vận hành thì vẫn đưa ra được mức lãi suất hợp lý cho người dân, tăng mối quan hệ bền vững với người dân.

Về khả năng thu hút đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng ở Việt Nam, TS Cấn Văn Lực nêu rõ, chúng ta có rất nhiều tiềm năng nhưng còn phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước về vấn đề này. Nhà nước nên cởi mở hơn với các mô hình tín dụng mới nhưng có kiểm soát.

“Với kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả tín dụng số cũng phải như vậy. Một là chúng ta cần có khung pháp lý để kiểm soát ngay từ đầu. Hai là để nó tự do phát triển, một thời gian sau đó sẽ điều chỉnh vào khuôn khổ. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức số một, cho hoạt động thí điểm trong khuôn khổ khung pháp lý. Cái đó là cách thức tiếp cận cởi mở và phù hợp” - TS Lực cho hay.

“Chúng ta đang trong một xu thế quan trọng: Kinh tế số, các mô hình kinh doanh số có đà phát triển cực mạnh sau đại dịch. Chúng ta không thể đi chệch thời đại” - TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Tín dụng tiêu dùng được đánh giá mang lại cơ hội cho người dân cơ hội được tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ trước và trả tiền sau, giúp tối đa hóa việc sử dụng dòng tiền/thu nhập của mình theo thời gian. Tín dụng tiêu dùng không chỉ là tiêu sản, mà còn là tài sản giúp mang lại cơ hội kinh doanh, sản xuất hàng hóa cho người dân và hộ gia đình.

Tín dụng tiêu dùng cho mục tiêu mua và sửa chữa, mở rộng nhà ở cũng là để tăng tài sản cố định cho các hộ sản xuất kinh doanh qua đó giúp phát triển khu vực kinh tế quan trọng này. Hiện nay, các khoản vay để mua nhà và sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng tiêu dùng (khoảng 50% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng), sau đó đến các khoản vay mua đồ gia dụng, hàng hóa lâu bền, phương tiện đi lại như ô tô, xe máy (khoảng 15-20%).

Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng cũng bộc lộ nhiều rủi ro. Cùng với sự phát triển của Fintech (công nghệ tài chính), các hình thức cung cấp tín dụng tiêu dùng mới xuất hiện ngày càng nhiều, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng ngày càng đa dạng. Hành lang pháp lý, các quy định quản lý đôi khi không theo kịp thực tiễn. Có những sản phẩm, những quy trình cung cấp sản phẩm chưa có được hành lang pháp lý rõ ràng. Các bên tham gia vào các hoạt động cung cấp và sử dụng các dịch vụ mới này phải đối diện với rủi ro không được hệ thống pháp luật bảo hộ.

M.T

quan ly thu cong khien lai suat vay tieu dung luon o muc caoẢnh hưởng dịch bệnh, tín dụng tiêu dùng có dễ trở thành nợ xấu?
quan ly thu cong khien lai suat vay tieu dung luon o muc caoDân Việt “giàu” lên, vay mua nhà, xe có “cơ” bùng nổ?
quan ly thu cong khien lai suat vay tieu dung luon o muc caoDư địa cho tín dụng tiêu dùng nằm ở đâu?