Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quản lý kinh doanh xăng dầu cần phù hợp xu thế mới

18:47 | 07/05/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Nghị định về kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương soạn thảo. Trong đó, các vấn đề về giá, điều kiện tổ chức kinh doanh, lượng hàng tồn kho bắt buộc... đã được doanh nghiệp góp ý xây dựng Nghị định.

Phát biểu gợi mở tại Hội nghị, ông Trịnh Quang Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho hay, Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2014.

Quản lý kinh doanh xăng dầu cần phù hợp xu thế mới
Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Các doanh nghiệp góp ý gì?

Trong thời gian 10 năm thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP, thị trường xăng dầu cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, giá xăng dầu tại thị trường trong nước vận hành theo xu hướng giá xăng dầu thế giới; hệ thống phân phối xăng dầu được mở rộng với nhiều đối tượng tham gia, bước đầu tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường; nguồn cung xăng dầu cho thị trường nhìn tổng thể đã được bảo đảm cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, nhiều quy định về kinh doanh cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, thay thế để đáp ứng thực tiễn hiện nay cũng như xu thế phát triển trong thời gian tới.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc góp ý dự thảo thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung, Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Hiệp hội đã gửi xin ý kiến của các hội viên và đề nghị các hội viên nghiên cứu, xây dựng báo cáo gửi Hiệp hội để Hiệp hội tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp đầu mối và các thương nhân phân phối, đại lý bán lẻ xăng dầu đã cùng nhau góp ý vào dự thảo Nghị định. Trong đó, các ý kiến chủ yếu tập trung nhiều vào các vấn đề về giá, quyền của doanh nghiệp trong xác định giá, các khoản chi phí phản ánh trong công thức giá, các điều kiện tổ chức kinh doanh, lượng hàng tồn kho bắt buộc...

Góp ý vào dự thảo Nghị định, ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đề nghị làm rõ điều kiện để cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đối với các doanh nghiệp theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Đồng thời, đề nghị làm rõ khái niệm doanh nghiệp thành viên bởi Luật Doanh nghiệp không có khái niệm này.

Ở góc độ thương nhân bán lẻ, ông Phan Văn Thoại - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (SaiGon Petro) đề nghị xem xét Mục D, Khoản 9, Điều 3 và Khoản 3 Điều 15 về thương nhân bán lẻ xăng dầu được thỏa thuận mua hàng theo 3 hình thức, trong đó, hình thức thứ 3 quy định: Mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu để bán lẻ tại hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu của thương nhân.

Theo doanh nghiệp, hình thức này rất khó cho thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối trong việc quản lý hệ thống, quản lý chất lượng, công bố giá bán lẻ, cũng như dự trữ nguồn hàng để bán hàng theo hình thức nêu trên.

Vì vậy, SaiGon Petro đề nghị thương nhân bán lẻ mua hàng với 2 hình thức: Nhận làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu; Nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu.

Quản lý kinh doanh xăng dầu cần phù hợp xu thế mới
SaiGon Petro cho rằng dự trữ xăng dầu 30 ngày là quá nhiều.

Về dự trữ lưu thông xăng dầu, ông Phan Văn Thoại cho rằng, lượng hàng dự trữ lưu thông tối thiểu bằng 30 ngày, điều này làm ảnh hưởng khá lớn đến nguồn tài chính cũng như rủi ro về giá của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị rút ngắn lượng hàng dự trữ lưu thông tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 1 ngày (không bao gồm lượng hàng thương nhân đầu mối bán cho thương nhân đầu mối) của năm liền kề, cả về cơ cấu chủng loại hoặc dự trữ lưu thông tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội bình quân 1 ngày (không bao gồm lượng hàng thương nhân đầu mối bán cho thương nhân đầu mối) của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại.

Ông Thoại cũng kiến nghị về thời gian điều chỉnh giá bán xăng dầu theo kỳ là 10 ngày/lần bởi tình hình diễn biến xăng dầu trồi sụt, khoảng cách tăng giảm với biên độ khá rộng. Vì vậy, thời gian điều chỉnh giá bán xăng dầu theo kỳ 10 ngày một lần. Bổ sung góp ý giá xăng dầu đầu mối, lợi nhuận định mức và chi phí định mức. Chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức từ 2.400 - 2.500 đồng/lít. Mức chi phí này không phù hợp, cách tính chi phí và khoản phụ phí rất sai thực tiễn, giữ nguyên công thức giá.

Ghi nhận các ý kiến của các doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương Phan Văn Chinh, thay mặt Tổ biên tập ban soạn thảo, ghi nhận, tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, các đại lý bán lẻ xăng dầu tại Hội nghị. Đồng thời, giải trình và tiếp tục xin ý kiến từ các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp để từ đó hoàn thiện nội dung nhằm xây dựng Nghị định mới phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện nay cũng như xu thế phát triển trong tương lai và khi Nghị định được ban hành sẽ giải quyết các vấn đề căn cơ nhất, lớn nhất trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

P.V

Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầuBộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu
Doanh nghiệp được tự quyết nhưng không Doanh nghiệp được tự quyết nhưng không "thả nổi" giá xăng dầu
Đề xuất sửa đổi một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầuĐề xuất sửa đổi một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu