Phương Tây bất ngờ trở mặt?
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói chuyện với các nhà báo từ ban công khách sạn Palais Coburg (Vienna, Áo)- nơi đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 diễn ra |
Chia rẽ trong “P5+1”
Tờ Guardian (Anh) dẫn lời một quan chức Iran giấu tên tham gia đàm phán cho hay, các nước phương Tây đã thay đổi quan điểm trong đàm phán và quay trở lại các nội dung của thỏa thuận khung hồi tháng 4 tại Lausanne (Thụy Sỹ). Ngoài ra, vị quan chức này còn phàn nàn rằng nhóm P5+1 đã không thể hiện một quan điểm thống nhất trong đàm phán mà mỗi nước đều đưa ra yêu cầu riêng của mình, khiến cuộc đàm phán không còn mang tính chất đa phương mà giống với 5 cuộc đàm phán song phương.
Quan chức Iran cũng nhắc lại rằng một trong những khác biệt lớn trong quan điểm của Nhóm P5+1 là về biện pháp trừng phạt Iran: Trung Quốc và Nga ủng hộ yêu cầu của Tehran được dỡ bỏ ngay lệnh trừng phạt, trong khi các nước còn lại muốn gắn việc dỡ bỏ với tiến trình Tehran thực hiện cam kết.
Thông tin mà vị quan chức Iran này chia sẻ cũng khá gần gũi với những gì Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov viết trên Twitter gần đây. Ông Lavrov cho biết: “Lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran phải là một trong các biện pháp trừng phạt đầu tiên được dỡ bỏ… Đặc biệt khi Iran đang tích cực hỗ trợ cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và loại bỏ mối đe dọa này ở khu vực”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định với báo chí là việc kết thúc đàm phán hạt nhân Iran và đi đến thỏa thuận là “không thể vội vã được”. Ông Kerry thậm chí còn cảnh báo sẽ rời bàn thương lượng, chấm dứt đàm phán nếu không sớm đạt được một thỏa thuận đủ “tốt”.
Theo luật pháp Mỹ, nếu đến hết ngày 9/7 (theo giờ Mỹ, tức ngày 10/7 theo giờ Việt Nam) mà các bên đàm phán không đạt được sự đồng thuận, Quốc hội Mỹ sẽ phải dành ra 60 ngày tranh luận. Trong thời gian đó, Tổng thống Barack Obama sẽ không thể đưa ra quyết định dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran. Còn trong trường hợp đạt thỏa thuận, thời gian Quốc hội xem xét chỉ còn 30 ngày.
Ngoại trưởng Pháp Lauren Fabius cũng tuyên bố rằng: “vẫn còn những khó khăn, bất đồng trong đàm phán, dù mọi thứ đều đang đi đúng hướng”. Ông này đồng thời còn ví von “những mét cuối cùng của đường chạy marathon luôn là những chặng đường khó khăn nhất”.
Người đồng nhiệm Iran của ông Fabius, ông Mohammad Javad Zarif cũng phát đi một thông điệp tương tự qua Twitter: “Chúng tôi đang tích cực thảo luận, nhưng không vội vàng để có thể hoàn thành công việc. Hãy nhớ lời tôi: “Bạn không thể thay ngựa giữa dòng” được”.
Mục tiêu xa vời
Có thể, đúng như những gì ông Kerry tuyên bố, rằng kéo dài đàm phán không có nghĩa là đàm phán thất bại, mà vấn đề là nếu chưa thỏa thuận được thì đàm phán phải trải qua một số thời hạn đã được quy định từ trước; và có thể, đúng như Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tuyên bố rằng “không thể thay ngựa giữa dòng” được - nhưng chắc chắn một điều rằng, thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn là một điều gì đó xa vời.
Bởi, biết thế nào là một thỏa thuận đủ “tốt” theo quan điểm của Mỹ đây, khi mà những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm đạt được thỏa thuận hạt nhân với Tehran cũng đang gặp phải vô vàn áp lực tại quê nhà, ở lưỡng viện.
Ngay từ hồi tháng 4, khi thỏa thuận khung về hạt nhân với Iran còn chưa ráo mực, các nghị sĩ Mỹ đã đi ngược lại ý muốn của Nhà Trắng khi thông qua một văn kiện cho họ quyền có ý kiến về nội dung của một thỏa thuận với Iran.
Mặc dù thái độ chống đối ở đảng Cộng hòa mạnh mẽ hơn là trong đảng Dân chủ, nhưng cả hai đảng dường như đều có chung quan điểm và tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Tehran. Đảng Cộng Hòa còn chỉ trích ông Obama sẵn sàng nhượng bộ Iran rất nhiều để tô bóng kết quả chính sách đối ngoại được cho là “không mấy sáng chói” nếu không muốn nói là thất bại của ông.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ Bob Corker, đã lấy làm tiếc là Mỹ từ việc dỡ gỡ chương trình hạt nhân đã chuyển sang vấn đề phổ biến hạt nhân. Những người chỉ trích ông Obama cho là một lần nữa, Tổng thống Mỹ đã bỏ đi những làn ranh đỏ mà ông đã vạch ra lúc ban đầu.
Ngay cả khi đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, dù không thể bác bỏ, nhưng Thượng viện Mỹ vẫn có thể gây phiền phức trong việc thực hiện bằng cách ngăn chặn việc bãi bỏ trừng phạt kinh tế, như một cách để phá hoại thỏa thuận.
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Tin tốt lành cho giá dầu? Trong tuần qua, một trong những sự kiện thu hút sự chú ý của toàn thế giới là việc Iran và 6 cường quốc phương Tây đã nhất trí về khuôn khổ cho một thỏa thuận hạt nhân mà cuối cùng có thể dẫn đến gỡ bỏ lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu của Tehran. Tuy nhiên, trái với phản ứng hoan nghênh từ nhiều lãnh đạo các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức… giới đầu tư dầu mỏ lại đón nhận thông tin này với một tâm trạng thấp thỏm lo âu. Vì sao vậy? |
Israel quyết phá đến cùng thỏa thuận hạt nhân Iran? (Petrotimes) - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (5/4) đã kêu gọi đồng minh Washington nên tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn với Iran về chương trình hạt nhân. Ông Netanyahu khẳng định ông “không cố giết chết bất kỳ thỏa thuận” nào với kẻ thù truyền kiếp Tehran mà đơn giản chỉ là vì thỏa thuận khung mà nhóm 6 cường quốc phương Tây vừa ký với Iran là một “thỏa thuận tồi tệ”. |
Đột phá trong đàm phán vấn đề hạt nhân Iran (Petrotimes) - Teheran sẵn sàng chấp nhận những cuộc thanh sát các nhà máy hạt nhân mà không cần thông báo trước, điều mà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đến nay vẫn từ chối. Đây là thông báo rất ý nghĩa được đưa ra sáng 16/10/2013 tại Genève, vào ngày cuối của cuộc thương lượng về hồ sơ hạt nhân Iran. |
Linh Phương
Năng Lượng Mới
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi