Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục phát triển, đất nước mới có tương lai

11:51 | 01/11/2020

214 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020, ngày 31/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Giáo dục phát triển, đất nước mới có tương lai”, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền phải tiếp tục ưu tiên đầu tư hơn nữa cho giáo dục.
Đưa giáo dục Thủ đô hội nhập ở khu vực và thế giớiĐưa giáo dục Thủ đô hội nhập ở khu vực và thế giới
Cần tạo đột phá đào tạo nhân lực trình độ cao trong GDĐHCần tạo đột phá đào tạo nhân lực trình độ cao trong GDĐH
Chương trình phổ thông mới không phải là “ván đã đóng thuyền”Chương trình phổ thông mới không phải là “ván đã đóng thuyền”

Ngành Giáo dục đã có tiến bộ toàn diện, rõ ràng, vững chắc

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những kết quả rõ nét của ngành giáo dục đào tạo trong năm học 2019 - 2020, dù phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thách thức. Ngoài những điểm đạt được trong giáo dục phổ thông như dạy học trực tuyến, tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT, Phó Thủ tướng còn đặc biệt nhắc đến một số kết quả của giáo dục đại học như tự chủ đại học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục phát triển, đất nước mới có tương lai
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm học vừa qua, tự chủ đại học tiếp tục được đẩy mạnh và tạo đột phá trong quản trị đại học, giúp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong năm học này, lần đầu tiên Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới. Số lượng báo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín tăng đáng kể với 12.475 bài, đứng thứ 49 thế giới.

Kết quả đạt được của tự chủ đại học trong năm học 2019 - 2020 là thành công bước đầu của quá trình đổi mới giáo dục đại học mà ngành giáo dục đã kiên trì, nỗ lực thực hiện để góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết 29/NQ-TƯ khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT (năm 2013). Nhìn lại chặng đường 6 năm thực hiện Nghị quyết này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, tất cả các vấn đề từ đổi mới khung cơ cấu hệ thống cơ sở quốc dân, khung trình độ quốc gia, đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới quản trị đại học và hợp tác quốc tế… “đều có những bước tiến bộ”.

“Chúng ta đã vượt lên khó khăn, vượt lên chính mình và ngành Giáo dục đào tạo đã có tiến bộ toàn diện, nhiều mặt, rõ ràng và vững chắc… Sau 6 năm kiên trì thực hiện, chúng ta đã hoàn thành chặng đầu của đổi mới và sẽ tiếp tục đổi mới”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trong giáo dục đào tạo, đổi mới là quá trình liên tục bởi giáo dục phải đi trước một bước, phải hội nhập quốc tế. Nói giản dị như Bác Hồ thì: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ; cái gì cũ không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý; cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới, hay thì phải làm”. Lấy ví dụ trong giáo dục về “cái cũ mà xấu thì phải bỏ”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đó là việc học nhồi nhét, thụ động, không thực học thực nghiệp, không dám phản biện. “Cái cũ, không xấu nhưng phiền phức” như quản lý trường bằng quá nhiều sổ sách, giấy tờ khiến giáo viên áp lực, thì phải sửa. Thực tế vấn đề này đã được ngành Giáo dục khắc phục trong những năm qua.

Với quan điểm, cái gì tốt, phù hợp với xu thế thế giới thì nhất định không vì đặc thù của mình mà đi ngược lại, Phó Thủ tướng cho hay, văn hóa Á Đông trọng lễ phép, trẻ em rất nghe lời người lớn, nhưng như thế không có nghĩa là các em không được phản biện, bày tỏ ý kiến của mình. Tư duy phản biện, công nghệ thông tin là hai trong nhiều “cái mới, hay” mà Việt Nam cần thực hiện. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà ngành giáo dục đang từng bước triển khai, việc rèn cho học sinh tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế… cũng là mục tiêu mà sự đổi mới lần này hướng tới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục phát triển, đất nước mới có tương lai
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Kiên định đổi mới và tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục

Xác định đổi mới giáo là việc rất khó vì liên quan đến mọi người, mọi nhà; xã hội kỳ vọng giáo dục rất cao. Tuy nhiên, đổi mới là một quá trình, không thể đòi hỏi một năm mà thực hiện xong và thành công ngay. Chính vì thế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần bình tĩnh trong nhìn nhận và kiên định, kiên trì thực hiện đổi mới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải cuốn chiếu 5 năm mới xong. Trong lúc chưa hoàn thành, bao giờ cũng có điều này, điều khác. Năm nay có ý kiến về sách giáo khoa lớp 1, nhưng chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận, vì hồn cốt của đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này là: chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa chỉ có vai trò là tài liệu dạy học cụ thể hóa chương trình. Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa để phá thế độc quyền và quy tụ nhiều trí tuệ tham gia viết sách, để có những bộ sách giáo khoa tốt hơn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, năm đầu tiên áp dụng chương trình mới, Bộ GD&ĐT cần nghiêm khắc nhìn vào những chỗ chưa tốt để chấn chỉnh; nhưng cái lớn, cái đúng phải tiếp tục ủng hộ, cổ vũ. Trước mắt, giáo dục không làm ra tiền mà còn tiêu nhiều tiền, nhưng nếu không có giáo dục thì không tạo ra các điều kiện để làm ra tiền, để phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền phải tiếp tục ưu tiên đầu tư hơn nữa cho giáo dục. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp thì việc chăm lo đời sống cho giáo viên là hết sức quan trọng, cần đặc biệt chú ý. Giáo dục phát triển thì đất nước mới có tương lai.

Trân trọng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch để thực hiện có hiệu quả trong năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo. Ngành Giáo dục quyết tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

N.H