Phó Thủ tướng Thường trực dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre
Phát biểu tại Đại hội, nhất trí với chủ đề Đại hội và các nội dung đã nêu trong Báo cáo Chính trị, về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Bến Tre trong 5 năm tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho rằng Bến Tre cần xác định tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định các trụ cột phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như kinh tế biển, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, xây dựng hạ tầng giao thông; tăng tỷ trọng dịch vụ với việc đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Theo đó, tỉnh cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.
Một là, Đại hội cần phân tích sâu thêm và nhận thức rõ hơn về những thời cơ thuận lợi, khó khăn, thách thức của tình hình thế giới, khu vực, nhất là Biển Đông và trong nước tác động đến sự phát triển của tỉnh trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn. Riêng Bến Tre, vấn đề xâm nhập mặn, hạ tầng yếu kém, thiếu nguồn lực đầu tư cho phát triển, thiếu nguồn nhân lực chất lượng là những thách thức không nhỏ cho quá trình phát triển của tỉnh thời gian tới. Chủ động nắm bắt thời cơ, khai thác tốt lợi thế để đưa Bến Tre phát triển nhanh, bền vững, hoàn thành được mục tiêu và tầm nhìn thời gian tới là “đến năm 2025, Bến Tre là tỉnh phát triển khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 - tỉnh Bến Tre có nền kinh tế phát triển khá thuộc nhóm 5 tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm 30 tỉnh dẫn đầu cả nước, tiên tiến và bền vững, tạo môi trường sống lý tưởng cho người dân".
Để đạt được tầm nhìn này, Đảng bộ và nhân dân, tỉnh Bến Tre cần triển khai 4 trụ cột chiến lược: Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, gắn với thị trường, xem đây là nền tảng ổn định kinh tế-xã hội; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng là đột phá đẩy nhanh tăng trưởng; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường xanh bền vững, hướng tới xây dựng địa phương là nơi đáng sống.
Muốn vậy, Bến Tre phải nỗ lực làm tốt công tác quy hoạch và chuyển đổi quy hoạch, cơ cấu dân cư bởi tỷ lệ dân số sống ở nông thôn còn cao, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
Hai là, xác định rõ hơn vị trí, vai trò của Bến Tre để xây dựng, quản lý quy hoạch không gian phát triển với tầm nhìn mở, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với định hướng phát triển về phía Đông, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia. Triển khai thực hiện quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án phát triển đô thị, các khu công nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, khắc phục điểm nghẽn về giao thông đường bộ, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông ven biển, đường thủy, hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm chủ động ngăn mặn, trữ ngọt, chuyển dẫn nước ngọt phục vụ dân sinh và sản xuất, phòng, chống và ứng phó với biến đổi khí hậu; trồng rừng ven biển, ven sông, rừng ngập mặn để chống xói lở bờ sông, bờ biển.... Đồng thời, tăng cường liên kết về kết cấu hạ tầng, phân công lao động, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long và TPHCM...
Ba là, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, thúc đẩy sáng tạo, khởi nghiệp; thu hút đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp mới, hình thành các khu đô thị công nghiệp, đô thị sinh thái, đô thị biển; chú trọng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp sạch có công nghệ cao, ưu tiên các ngành nghề ứng dụng công nghệ 4.0, công nghiệp chế biến nông sản; chú trọng phát triển điện khí, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối), dịch vụ logistics…Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là các nhà đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/01/2018 về phát triển bền vững kinh tế biển gắn với Chiến lược phát triển quốc gia và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển.
Do tỷ trọng nông nghiệp còn cao, tỉnh cần tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại các vùng sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tạo ra các mô hình hiệu quả cao. Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như dừa, bưởi, chôm chôm, xây dựng vùng nguyên liệu hợp lý như quy hoạch trồng dừa… gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. Quan tâm đẩy mạnh chương trình “mỗi xã một sản phẩm”. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với đô thị hóa nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hoá, nhiều di tích lịch sử, Bến Tre có giải pháp đột phá để thu hút ngày càng nhiều du khách tham quan, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao giá trị và các sản phẩm du lịch sinh thái, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Tập trung tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là cho các dự án có vốn đầu tư lớn, có khả năng hoàn thành sớm, tạo sức lan tỏa phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2020, 2021 và tạo đà cho các năm tiếp theo, góp phần cùng cả nước phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 2,5 đến 3% trong năm nay, chuẩn bị phát triển tăng tốc cho những năm tiếp theo.
Bốn là, tiếp tục quan tâm, phát triển toàn diện văn hóa-xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tạo nền tảng tinh thần, động lực của sự phát triển; tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19 đang diễn ra. Làm tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Năm là, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định của Bộ Chính trị về trách nhiệm nêu gương trong Đảng; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng và phòng chống các biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.
Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tinh thần Đồng khởi, ý chí khát vọng vươn lên nhằm động viên tối đa mọi nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân trong thực hiện Nghị quyết Đại hội.
Sáu là, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh tuyến biển; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ; thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh điểm nóng và khiếu kiện đông người.
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả TNGT tại Đà Nẵng, Quảng Ninh |
Tập trung ứng phó bão số 7 |
Phó Thủ tướng cùng 2 trực thăng đến Huế chỉ đạo cứu hộ tại thủy điện Rào Trăng 3 |
P.V
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn