Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Một góc sông Hương |
Phạm vi lập quy hoạch, gồm: toàn bộ diện tích lưu vực sông Hương và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích 4.648 km2 và được phân chia thành 10 tiểu vùng quy hoạch gồm: đồng bằng Bắc sông Bồ; đồng bằng Nam sông Bồ và Bắc sông Hương; thượng sông Bồ; đồng bằng Nam sông Hương và phụ cận; lưu vực sông Hữu Trạch; lưu vực sông Tả Trạch; Ô Lâu và phụ cận thuộc Thừa Thiên Huế; lưu vực sông Truồi; lưu vực sông Bù Lu; lưu vực sông A Sáp.
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, thảm phủ thực vật và đa dạng sinh học.
Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, di sản, di tích lịch sử văn hóa; có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin tài nguyên môi trường, các ngành có khai thác, sử dụng nước.
Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của Quy hoạch, gồm: 100% các vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát, có lộ trình giám sát tự động, trực tuyến phù hợp; 100% hồ, ao, kênh, rạch có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa không được san lấp được công bố và quản lý chặt chẽ; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; 100% đô thị có hệ thống xử lý nước thải;...
Phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ
Về nội dung Quy hoạch phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, Quyết định nêu rõ: Thực hiện điều tra, đánh giá, giám sát diễn biến dòng chảy, các biện pháp bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; đo đạc, cập nhật mặt cắt ngang, dọc sông cần giám sát; nghiên cứu sự biến đổi dòng chảy, lòng dẫn và các tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông.
Quản lý các hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ, hành lang bảo vệ nguồn nước không được gây sạt, lở, làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ, chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu tình trạng hạ thấp mực nước trên các sông, hồ, bảo đảm hoạt động giao thông thủy trên các tuyến đường thủy nội địa phù hợp với điều kiện nguồn nước.
Các khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông ở các đoạn sông có điều kiện địa hình, địa chất kém ổn định phải cách mép bờ khoảng cách an toàn tối thiểu phù hợp với chiều rộng tự nhiên của lòng sông theo quy định.
Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định, các hoạt động xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, công trình giao thông, khu dân cư ven sông và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác bảo đảm không gây cản trở dòng chảy, không gây ngập úng nhân tạo, bảo đảm khả năng tiêu thoát nước, không phát sinh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, ảnh hưởng đến chức năng bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hoá phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, hồ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền xem xét, thẩm định theo quy định. Không bố trí dân cư ở ven các đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ sạt, lở.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động khoan nước dưới đất, khoan thăm dò địa chất
Nội dung khác của Quy hoạch là phòng, chống ngập lụt, sụt, lún mặt đất và xâm nhập mặn nước dưới đất.
Cụ thể, việc khai thác nước dưới đất phải bảo đảm không vượt quá ngưỡng khai thác; khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản không được gây nhiễm mặn các nguồn nước và làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Quản lý việc xây dựng các công trình khai thác nước dưới đất bảo đảm không phát sinh công trình mới trong phạm vi 01 km kể từ biên mặn tại các khu vực giáp ranh với ranh giới mặn tầng chứa nước. Đối với các công trình hiện có nằm trong khu vực giáp ranh này phải có lộ trình giảm lưu lượng khai thác. Việc khai thác nước dưới đất tại các cồn cát, các vùng cát ven biển phải được giám sát chặt chẽ;
Quản lý chặt chẽ các hoạt động khoan nước dưới đất, khoan thăm dò địa chất, thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản, thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng công trình ngầm, các hoạt động khoan, đào khác theo quy định về bảo vệ tài nguyên nước.
Việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn nước mặt, nước dưới đất.
Bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 11/1/2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế. |
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm